Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối – Phụ nữ mang thai cần biết

Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ bầu mong đợi nhất, bởi sắp được chào đón một thành viên mới. Lúc này mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình sức khỏe và tâm lý thật tốt để bước vào giai đoạn sinh nở. Vậy cần lưu ý gì trong chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối? Bài viết dưới đây của Dược Tín Phong sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin đầy đủ nhất trong chăm sóc thai ky 3 tháng cuối.

Chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối
Chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối

Những thay đổi trong ba tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối của thai kỳ được tính từ tuần 28 đến 40. Ở giai đoạn này bé cũng phát triển nhanh chóng còn cơ thể mẹ cũng có một số thay đổi cả về thể chất và tâm lý. Nghiên cứu và hiểu đầy đủ về những vấn đề xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối đúng đắn, giảm bớt lo lắng.

Những thay đổi ở bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Vào 3 tháng cuối của thai kỳ em bé lớn dần hơn, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi để thích nghi với điều đó. Một số thay đổi trên cơ thể mà mẹ có thể nhận thấy gồm có:

Da và dây chằng của mẹ tiếp tục căng ra cùng với sự lớn lên hàng ngày của em bé. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng cảm thấy khó ngủ hơn, cơ thể nặng nề, mệt mỏi hơn. Cũng có một số mẹ bầu có cảm giác khó thở, ợ chua bởi lúc này em bé lớn và chèn ép vào nhiều cơ quan trong cơ thể mẹ bầu. Đây đều là những triệu chứng rất thường gặp trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn cũng có thể trao đổi lại với bác sĩ để làm có biện pháp làm giảm mức độ của chúng.

Đôi khi thai phụ sẽ gặp các cơn co thắt Braxton-Hicks – đây là hiện tượng cơ tử cung bị thắt chặt. Những cơn co thắt này kéo dài khoảng 30 giây và nó không đau. Tuy nhiên, các mẹ đừng lầm tưởng đây là các cơn gò chuyển dạ nhé, nó không phải là dấu hiệu nhận biết quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.

Nếu bạn đang mang thai bé đầu tiên, có thể bạn sẽ nhận thấy ở tuần 36 của thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển sâu hơn xuống khung xương chậu. Lúc này bạn sẽ thấy dễ thở hơn, tuy nhiên điều này lại làm tăng áp lực lên bàng quang khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn.

Bên cạnh những thay đổi liên quan đến cơ thể thì cảm xúc của mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi. Hầu hết mẹ bầu đều có sự lo lắng về quá trình chuyển dạ và sinh nở. Trong giai đoạn này các mẹ thường khó ngủ nên đôi khi cáu gắt, tâm trạng thất thường.

Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu đều cảm thấy 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian tuyệt vời nhất bởi sắp được chào đón một thành viên mới.

Những thay đổi ở thai nhi trong 3 tháng cuối thai ký

Trong ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi tiếp tục phát triển cả về kích thước và trọng lượng. Vào tuần 32 của thai kỳ, xương của bé được phát triển đầy đủ, mắt có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài. Cơ thể của bé lúc này bắt đầu dự trữ một số khoáng chất như sắt và canxi.

Ở tuần 36 của thai kỳ, em bé sẽ di chuyển và ở tư thế nằm sấp. Nếu thai nhi không di chuyển về tư thế này bác sĩ sẽ can thiệp để thai trở về đúng vị trí hoặc khuyên thai phụ can thiệp bằng phương pháp mổ lấy thai. Sau tuần 37, thai nhi được coi là đủ tháng và cơ thể của bé đã hoàn thiện, các cơ quan đã sẵn sàng tự hoạt động.

Những thay đổi kể trên là những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Khi đến tuần 40 thai nhi có cân nặng trung bình từ 2,7 – 4kg và chiều dài từ 48 – 53cm.

Những thay đổi ở thai nhi trong 3 tháng cuối thai ký
Những thay đổi ở thai nhi trong 3 tháng cuối thai ký

===>>> Xem thêm: [Từ A – Z] Kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ để khỏe mẹ khỏe con

Cách chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối

Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối mà các bạn nên bỏ túi.

3 tháng cuối thai kỳ cần làm những xét nghiệm gì?

Dù ở giai đoạn nào của thai kỳ thì cũng cần tiến hành khám thai định kỳ, giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ lại quan trọng hơn cả.

Từ tuần 28 – 32 nên thực hiện khám thai từ 1 – 2 lần, các xét nghiệm cần làm như: xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai, đo chiều cao tử cung vòng bụng. Ngoài ra, ở những tuần này cần tiêm ngừa uốn ván mũi thứ 2 cho mẹ bầu.

Từ tuần 32 – 36 của thai kỳ nên thực hiện khám thai 2 lần/tuần, với một số xét nghiệm như:

  • Nghe tim thai.
  • Đo kích thước vòng bụng, chiều cao tử cung.
  • Kiểm tra tử cung để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của sinh non.
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Non-stress Test.
  • Siêu âm thai.

Từ sau tuần 36 khám thai định kỳ mỗi tuần 1 lần và làm các xét nghiệm tương tự như giai đoạn tuần 32 – 36. Ở sau tuần 36 có thể làm thêm X quang khung chậu và siêu âm màu.

Những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng cuối

Bên cạnh việc khám thai định kỳ thì ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ nếu trong thời gian này mẹ bầu gặp phải các dấu hiệu dưới đây cũng cần tới gặp bác sĩ để can thiệp kịp thời:

  • Có cảm giác nóng, buốt rát khi đi tiểu.
  • Đau bụng thường xuyên, có cảm giác co thắt với mức độ ngày càng nặng.
  • Rỉ nước ối sớm.
  • Thai nhi không thấy chuyển động hoặc các chuyển động rất ít và nhẹ.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Tăng cân quá nhanh hay quá chậm.

Cần lưu ý gì trong chế độ ăn của bà bầu 3 tháng cuối?

Khi mang thai 3 tháng cuối mẹ vẫn cần phải cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho các hoạt động và sự phát triển của bé, đồng thời phải chuẩn bị một sức khỏe thật tốt để có thể bước vào giai đoạn chuyển dạ. Chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối cần lưu ý điều gì trong chế độ ăn?

Theo khuyến cáo, khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên bổ sung thêm khoảng 300 calo so với bình thường. Về cơ bản, chế độ ăn của mẹ bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ vẫn phải đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất sau:

  • Protein: Một số thực phẩm giàu protein nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày gồm có trứng, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, sữa….
  • Canxi: Mẹ bầu có thể bổ sung canxi từ một số nguồn như sữa, tôm, cá, đậu nành…
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau củ, trái cây. Bổ sung những thực phẩm này sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Ngoài ra, chúng còn có nhiều chất xơ hạn chế được tình trạng táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, bà bầu có thể sử dụng thêm viên uống vitamin tổng hợp.
  • Sắt: Sắt có nhiều trong các loại rau xanh lá, thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò…
  • Omega – 3: Mẹ bầu có thể bổ sung omega – 3 từ dầu cá, các loại hạt như óc chó, vừng…
  • Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước mỗi ngày mẹ nhé, mẹ bầu có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây.

Thời gian này, dạ dày của bà bầu bị chèn ép do đó có thể không ăn được nhiều. Bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa khác nhau để đảm bảo vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho mọi hoạt động của mẹ và bé nhé.

Giống với tam cá nguyệt đầu và giữa, mẹ bầu nên “nói không” với đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu, đồ ăn có nhiều đường, chất kích thích, đồ uống có ga.

Cần lưu ý gì trong chế độ ăn của bà bầu 3 tháng cuối_
Cần lưu ý gì trong chế độ ăn của bà bầu 3 tháng cuối_

Chế độ luyện tập trong chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối

Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn dễ sinh hơn. Những bài tập được khuyến cáo cho mẹ bầu trong ba tháng cuối thai kỳ là đi bộ nhẹ nhàng và rèn luyện cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel.

Tập thể dục nên nhẹ nhàng, nếu bạn tập những bài tập rèn luyện sức khỏe với cường độ cao có thể khiến ảnh hưởng đến nhiều cơ quan đặc biệt là dạ dày. Hãy ngưng tập nếu bà bầu cảm thấy mệt.

Thực hiện các bài tập thở cho mẹ và con cũng rất cần thiết khi bạn bắt đầu bước sang tuần 32 của thai kỳ. Thai phụ nên nằm ngửa, tập hít thở sâu. Ban đầu hãy hít một hơi thật sâu vào miệng và đếm thầm 1, 2, 3, 4, 5… để có thể cảm nhận được hơi thở trong cơ thể. Sau đó, từ từ thở ra, thời gian thở ra nên gấp đôi thời gian hít vào. Thực hiện tương tự 4-5 lần sau đó khôi phục về trạng thái thở bình thường.

Rèn luyện cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh
Rèn luyện cơ sàn chậu bằng bài tập Kegel giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

Lưu ý trong chế độ nghỉ ngơi khi mang thai 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối bà bầu thường bị mất ngủ, có cảm giác bồn chồn, lo lắng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chợp mắt một lúc. Buổi tối cũng không nên uống quá nhiều nước để hạn chế số lần đi vệ sinh tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng cuối cũng góp phần cải thiện tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu. Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái, chân trái duỗi thẳng, chân phải co nên đặt thêm một chiếc gối dưới bụng và một chiếc gối kẹp giữa 2 chân. Mẹ bầu nên mặc đồ rộng rãi và massage cơ thể nhẹ nhàng để có giấc ngủ sâu hơn.

===>>> Xem thêm: [BẬT MÍ] Cẩm nang chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ khỏe mạnh

Những điều cần kiêng kỵ khi chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, đều có những điều cần kiêng kỵ khác nhau. Để chăm sóc thai phụ 3 tháng cuối khỏe mạnh mẹ nên kiêng một số vấn đề sau:

  • Hạn chế quan hệ tình dục: Ba tháng cuối của thai kỳ cũng là một thời điểm khá nhạy cảm, vì thế nên hạn chế sinh hoạt vợ chồng. Nếu sức khỏe của thai phụ không ổn định, tốt nhất nên kiêng quan hệ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Không nên tự lái xe: 3 tháng cuối thai kỳ, bụng bầu phát triển to lên, ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Hơn nữa, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chóng mặt vì vậy không nên tự điều khiển xe lúc này.
  • Không nên đi máy bay hay đi ô tô đường dài.
  • Không lao động nặng, hạn chế cúi người.
  • Không nên mặc quần lót tối màu vì rất khó phát hiện những bất thường xảy ra như rỉ ối sớm, chảy máu âm đạo.

Trên đây là toàn bộ những thông tin đầy đủ nhất về kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ 3 tháng cuối. Mẹ bầu hãy bỏ túi để có một thai kỳ khỏe mạnh đặc biệt là trong 3 tháng cuối nhé. Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9229 nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo

1. Tác giả: Jacquelyn Cafasso (2017), The Third Trimester of Pregnancy, Healthline, Truy cập ngày 23/05/2022.

2. Tác giả: Johns Hopkins, The Third Trimester, hopkinsmedicine.org. Truy cập ngày 23/05/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.92 5 sao
(12 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ 180ml.
Thêm vào giỏ hàng

Mỹ phẩm

Gel tri seo Esunvy

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Etinfo 400 IU

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 110,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 70,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng