Hướng dẫn sử dụng cát cánh trị ho hiệu quả

Chắc hẳn, bạn không còn cảm thấy ngạc nhiên khi thấy trong các bài thuốc cổ truyền thường xuyên sử dụng cát cánh trị ho, đờm, viêm họng và khản tiếng. Vậy tại sao cát cánh lại được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như vậy? Và cách sử dụng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về thảo dược Cát cánh.

Nhận biết dược liệu cát cánh

Cát cánh đã được sử dụng hàng ngàn năm nay ở Đông Bắc Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Khoảng gần 40 năm trở lại đây, cát cánh được nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều ở Sapa, Bắc Hà ( Lào Cai), …  

Hình ảnh các bộ phận cây cát cánh

Cát cánh có tên khoa học Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC và là loài duy nhất trong chi Platycodon A.DC thường được dùng để điều trị ho, ho có đờm và đau họng, cùng các bệnh lý khác. Ở tùy từng địa phương, cát cánh còn có thể được gọi là bạch dược, kết cánh hay cánh thảo.

Là loại thảo mộc lâu năm, cây cát cánh có chiều cao từ 20 – 120 cm. Thân cây đứng, hiếm khi phân nhánh, thường nhẵn, màu lục xám và hiếm khi có lông tơ dày đặc.

Rễ dạng củ, đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Củ cát cánh chính là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu, có tên khoa học là Radix Platycodi grandiflori. 

Lá cây cát cánh có màu xanh lục hình trứng , hình elip hoặc hình mũi mác. Hoa của nó có màu lam hoặc tím, có kích thước từ 1,5–4,5 cm2

Quả nang, hình trứng chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục màu đen nâu. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 9 và quả từ tháng 8 đến tháng 10.

Thân và rễ của cát cánh thường được thu hoạch vào tháng 8, do thời điểm này rễ cát cánh cho ra hiệu quả để sử dụng thuốc hay thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. 

Ở những cây đã trồng được từ 1 – 2 năm, rễ cây cát cánh sẽ được đào lên và loại bỏ thân, lá, rễ con. Sau đó đem rửa sạch đất cát, cạo bỏ lớp vỏ ngoài của củ cát cánh tươi rồi phơi hoặc sấy khô. Rễ cát cánh dễ bị mốc mọt, vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo.

Tác dụng dược lý và công dụng của vị thuốc cát cánh

Cùng với sự phát triển của nền y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền, cát cánh ngày càng được khai thác thêm nhiều công dụng hơn nữa. Chúng vừa được dùng làm thực phẩm, vừa là vị thuốc đông y và vừa được sử dụng làm nguyên liệu để phát triển các thuốc hiện đại. Dưới đây là các tác dụng và công dụng cụ thể của cát cánh đã được nghiên cứu trong những năm gần đây.

Theo y học cổ truyền

Cát cánh có vị ngọt sau đắng, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc ra ngoài.

Vị thuốc cát cánh đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc với hiệu quả điều trị vượt trội được xác định bởi Ủy ban Dược điển của Trung Quốc (2005). Cát cánh đã được ghi nhận có tác dụng trị ho, ho có đờm, đau nhức cổ họng … hiệu quả.

Cát cánh cũng được ghi nhận có thể sử dụng để chữa tức ngực, bạch hầu và khó thở trong Shang Han Lun (Triều đại nhà Hán, 219 A. D.), một trong những người nổi tiếng nhất tài liệu y học đầu tiên của Trung Quốc.

Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thân rễ của cát cánh theo truyền thống được sử dụng trong một số đơn thuốc chữa mủ, viêm mũi mãn tính, viêm amidan và các bệnh lý viêm đường hô hấp khác.

Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là vị thuốc quan trọng dùng làm thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc gây trung tiện, chữa đầy bụng. 

Theo y học hiện đại

Cát cánh là một nguồn phong phú của các hợp chất khác nhau với các mô hình cấu trúc khác nhau. Qua nhiều thập kỷ, có ít nhất 100 hợp chất đã được phân lập từ cây cát cánh, đặc biệt trong rễ cát cánh có một số thành phần hóa học chủ yếu đem lại công dụng trị bệnh như là:

  • Các platycodin A, C, D, D2;
  • Các polygalacin D, D2;
  • Các sapogenin là platycoigenin và acid polygalacic;
  • Ngoài ra, cát cánh còn chứa phytosterol và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tanin. 
Các tác dụng dược lý của cát cánh

Dưới đây là một số tác dụng dược lý nhờ vào các thành phần hóa học trong dược liệu cát cánh đem lại.

  • Tác dụng điều trị các bệnh hô hấp: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần saponin và polygalacin D trong cát cánh có công dụng chữa bệnh trên hệ hô hấp, đặc biệt là ho, long đờm và đờm, bằng cách thúc đẩy việc tạo ra nước bọt và dịch tiết phế quản. 
  • Tác dụng chống khối u: Platycodin D, D2 và deapio-platycodin D có thể gây ra quá trình chết theo chương trình ở nhiều loại tế bào ung thư. Do đó cát cánh có tác dụng ức chế đáng kể đối với sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Tác dụng kích thích miễn dịch: Polysaccarit từ rễ của cát cánh cho thấy hoạt động kích thích miễn dịch bằng cách kích hoạt sản xuất chọn lọc tế bào lympho và số lượng đại thực bào tăng lên. 
  • Tác dụng chống viêm: Platycodin D  cũng đã được chứng minh có tác dụng chống viêm đường thở và viêm phổi thông qua việc ức chế sản xuất các cytokine gây viêm và các gốc tự do trong các mô phổi để đạt được tác dụng chống viêm. 
  • Tác dụng chống oxy hóa: Ngoài tác dụng chống ho và chống khối u, tác dụng chống oxy hóa của saponin trong cát cánh cũng đã được nghiên cứu và quan sát thấy.
  • Tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường: Chiết xuất ethanol và polysaccarit từ cát cánh đã được chứng minh có thể làm giảm tình trạng tăng đường huyết do kích thích glucose và cải thiện mức insulin lúc đói.
  • Tác dụng bảo vệ gan: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, saponin được phân lập từ rễ cây cát cánh có tác dụng  làm sạch gốc tự do và ức chế tổn thương gan do ethanol gây ra.
  • Ngoài các hoạt tính dược lý trên, P. grandiflorus còn có hoạt tính chống béo phì, chống mệt mỏi, chống tổn thương phổi và các hoạt tính sinh học khác.

Một số bài thuốc sử dụng cát cánh trị ho hiệu quả

Một số bài thuốc trị ho hiệu quả từ cát cánh

Công dụng nổi bật nhất của cát cánh đó là điều trị ho, đờm, tức ngực, viêm họng và hen suyễn. Dưới đây là một số bài thuốc cổ truyền sử dụng cát cánh trị ho được kết hợp với các dược liệu khác để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Bài thuốc trị ho, long đờm, giảm sưng đau số 1
Bài thuốc trị ho, long đờm, giảm sưng đau số 2
Bài thuốc trị ho, long đờm, giảm sưng đau họng số 3
Bài thuốc trị ho, long đờm, giảm sưng đau số 4

=> Mời bạn đọc xem thêm: Tang bạch bì – Vị thuốc trị ho hiệu quả 

Một số lưu ý khi sử dụng cát cánh để trị bệnh

Đối với tất các các loại thuốc đông y, bạn đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y trước khi sử dụng. Và dưới đây một vài điều lưu ý khi sử dụng cát cánh với bạn:

  • Không dùng đối với trường hợp âm hư ho lâu ngày đi kèm với ho ra máu, âm hư hỏa nghịch.
  • Các chế phẩm cát cánh chỉ nên được dùng bằng đường uống. Vì khi dùng đường uống thuốc mất tác dụng tán huyết do bị phân hủy trong đường tiêu hóa.
  • Cát cánh kỵ với thịt heo.
  • Theo Hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (2009) chỉ ra rằng liều lượng platycodin D tối đa khuyến cáo là 2000mg/kg.

Qua bài viết trên đã chỉ ra cát cánh là một dược liệu tiềm năng mạnh mẽ trong việc sử dụng điều trị và duy trì sức khỏe. Trên đây là toàn bộ những vấn đề có liên quan đến dược liệu cát cánh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn. 

Tài liệu tham khảo

Tác giả Shengnan Zhang (2022). Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.: A review of phytochemistry, pharmacology, toxicology and traditional use, gov. Truy cập ngày 04/05/2023)

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Đại Bổ

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 650,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:CốmQuy cách đóng gói: Hộp lớn bao gồm 1 hộp ban ngày 15 gói * 4g và 1 hộp ban tối 15 gói * 4g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.58 5 sao
(12 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee Sắt

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 130,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Siro.Quy cách đóng gói: Lọ
Thêm vào giỏ hàng