Hẳn là mẹ rất khó chịu khi nhìn thấy các vẩy hay chính là cứt trâu trên đầu trẻ. Vậy có cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh nào ngăn chặn dứt điểm tình trạng này? Dưới đây, các chuyên gia đến từ PregEU đã kể ra 3 biện pháp hiệu quả nhất, mẹ cùng xem nhé.
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?
Đây là thuật ngữ phổ biến để chỉ bệnh lý viêm da tiết bã xuất hiện ở hầu hết tất cả các trẻ. Bệnh lý này được kết hợp từ sự tăng tiết bã nhờn các tuyến mỡ dưới da, nang lông cùng một loại nấm men trên da có tên gọi Malassezia.
Hiện tượng tăng tiết bã nhờn này có thể có mặt ở:
- Đằng sau tai.
- Trên trán và trên mặt.
- Các vùng tã lót, nách và các nếp gấp dưới da khác.
Nhưng dễ thấy nhất là các lớp vảy trên da đầu của bé.
2 hình dáng đặc trưng của cứt trâu trên đầu trẻ
Cứt trâu hay lớp sừng được nhận biết bằng:
Những vảy cứng
Chúng liên kết với nhau thành từng mảng bong tróc, thay đổi màu sắc theo sắc tố da của bé, có khi là màu vàng, có khi màu đỏ, có khi màu nâu…
Lớp vỏ nhờn
Do tuyến mỡ sinh ra, cứt trâu trên đầu trẻ mang sắc đỏ nhẹ và ẩm ở các nếp gấp trên da như cổ và sau tai hoặc có thể cùng màu với các lớp vảy.
Dù là ở trong trạng thái nào thì lớp cứt trâu này thường không gây ngứa hay khó chịu cho trẻ nhưng lại để lại cái nhìn không mấy thiện cảm với những người xung quanh.
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào?
Cứt trâu hay vảy sừng có liên quan chặt chẽ tới sự thay đổi của bé, do đó, từ tuần thứ 3 đến 12 tháng tuổi, khi cơ thể bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài và có những biến đổi, mẹ sẽ thấy lớp vảy này xuất hiện nhiều hơn và dần tích tụ lại.
Tuy nhiên, để lớp vảy này có hết hay không thì lại phải phụ thuộc vào cách chăm sóc trẻ của ba và mẹ.
Có rất nhiều mẹ lo sợ đụng vào thóp thở của trẻ, cho rằng đó là nơi không được sờ mó, càng không được gội. Lại có các mẹ lo con còn nhỏ, gầy quá nên ngại tắm vì sợ trẻ bị lạnh. Nhưng mẹ ơi, dù là từ bất cứ yếu tố nào thì việc vệ sinh bên ngoài không ảnh hưởng gì so với cơ thể bé.
Hơn nữa, mẹ có biết, mặt khác của việc trị cứt trâu này còn gián tiếp kích thích bé ăn uống và phát triển được thuận lợi hơn đó. Vậy nên mẹ đừng quá lo lắng, hãy cứ áp dụng và chọn ra cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh phù hợp nhất với bé nhé.
===> Xem thêm: Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ hiệu quả chỉ sau 1 lần áp dụng
3 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh được tin tưởng nhất từ chuyên gia
Hiện tượng vảy sừng trên đầu bé thực ra không nguy hiểm như mẹ nghĩ và chúng có thể tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng, tất nhiên không thể thiếu việc mẹ thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà đều đặn để đẩy nhanh quá trình loại bỏ chúng như:
Gội đầu hàng ngày cho bé
Tắm rửa gội đầu thường xuyên luôn là lời khuyên đầu tiên của bác sĩ dành cho mẹ có con bị cứt trâu trên đầu. Không chỉ là để làm sạch da bé, nới lỏng và thanh trừ nhanh hơn vẩy bã nhờn, mà còn là phương pháp phòng ngừa ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Để đảm bảo gội đầu đúng cách, có một vài điểm mẹ cần ghi nhớ bao gồm:
- Trước khi tắm:
+ Chuẩn bị nhiệt độ nước khoảng 38 độ C, mẹ có thể thử bằng cách ngâm cùi tay người lớn vào nước thấy hơi nóng là được.
+ Nhiệt độ phòng khoảng 24 – 28 độ C,
+ Chuẩn bị sẵn khăn tắm to, quần áo và tã lót cho trẻ.
- Thời gian tắm: trong khoảng từ 12 giờ đến 14 giờ, tắm trước khi ăn 30 phút.
- Trong khi tắm:
+ Có thể sử dụng cả sữa tắm gội dành cho trẻ với nguồn gốc từ thiên nhiên để hạn chế sự kích ứng của bé.
+ Massage nhẹ nhàng da đầu bé bằng ngón tay hoăc khăn tắm.
===> Xem thêm: 4 bước dùng cây tầm bóp leo tắm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, đúng cách
Chải tóc đều đặn
Cách này vừa giúp loại bỏ vảy, vừa kích thích tóc bé mọc nhanh hơn. Mẹ nên chọn những chiếc lược chuyên dụng cho trẻ với lông mềm mại, không quá nhọn, quá cứng để không gây tổn thương cho vùng da đầu của bé, bàn chải đánh răng là một gợi ý tốt cho mẹ.
Song, nếu thấy các lớp vảy không được bong ra một cách dễ dàng thì mẹ cũng đừng dùng móng tay hoặc vật sắc nhọn gì khác để cố cạy nó lên nhé, bởi, điều này có thể gây ra chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Thay vào đó, mẹ hãy bôi một lớp dầu thực vật lên da đầu bé, để qua đêm hoặc khoảng 1 ngày rồi dùng lược chải nhẹ nhàng, chầm chậm thì vảy sẽ rơi ra hết, rồi dùng sữa tắm gội làm sạch da da đầu cho bé là được.
Bôi kem dưỡng da sau khi tắm
Có rất nhiều loại kem dưỡng có thể bôi cho bé sau khi tắm mà mẹ có thể tìm kiếm trên thị trường, vẫn là ưu tiên các dòng kem dưỡng tự nhiên
- Có nguồn gốc từ thực vật.
- Không gây kích ứng.
- Không chất bảo quản.
- Phù hợp với mọi loại da.
Bên cạnh đó thì mẹ cũng vẫn có thể dùng dầu thực vật để bôi toàn thân và da đầu cho bé như:
- Dầu olive còn giúp giảm hăm tã và trị táo bón ở trẻ.
- Dầu hướng dương còn giúp tăng cường vitamin E và độ đàn hồi cho da bé.
- Dầu dừa còn giúp tăng khả năng giữ ẩm cho làn da.
Để hiệu quả tăng lên khi sử dụng các loại dầu thực vật này, mẹ hãy đun nóng dầu rồi để nguội nhằm tiêu độc cho dầu nhé.
Khi nào thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ?
Sự tồn tại của cứt trâu ở trẻ sơ sinh là vô hại, nhưng, mẹ sẽ phải quan tâm bé nhiều hơn và đưa bé đi khám nếu:
- Đã thử qua tất cả các cách nhưng không có hiệu quả
- Tình trạng vảy sừng ngày càng dày đặc và lan ra mặt cũng như cơ thể của bé.
Ngoài ra, nếu mẹ ngửi thấy da đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi đi kèm với da nổi mẩn đỏ, bắt đầu chảy dịch hoặc ấm lên ở vùng tã hoặc vùng ngã ba như háng, có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng. Vậy thì đừng chần chừ mà hãy gọi ngay cho bác sĩ của bé, mẹ nhé.
Trên đây là các cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh, mẹ tham khảo và áp dụng ngay nhé. tuy nhiên nếu da đầu trẻ sơ sinh có nhiều vảy vàng thì mẹ hãy kiên trì làm nhiều lần để sạch hoàn toàn nhé.
Mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện mẹ có thể gọi ngay vào số hotline miễn cước 18009229 hoăc 0973732486 để được tư vấn trực tiếp nhé.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- Cradle Cap (Seborrheic Dermatitis in Infants), Cleveland Clinic, truy cập ngày 07/03/2023
- Cradle Cap (Seborrheic Dermatitis) in Infants (for Parents) – Nemours KidsHealth, KidsHealth, truy cập ngày 07/03/2023