Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt là gì? Hãy cùng dược phẩm Tín Phong tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây
Tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của chị em sẽ kéo dài từ 21 ngày đến 35 ngày, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ đến ngày kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Số ngày hành kinh của chị em sẽ kéo dài khoảng 3 đến 8 ngày.
Kinh nguyệt không đều là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không tuân theo chu kỳ như trên và kèm theo hiện tượng bất thường về màu máu kinh.
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản mà có kinh nguyệt không đều kéo dài có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều được chia thành 2 nhóm là do bên ngoài và do bệnh lý.
Nguyên nhân bên ngoài
– Tuổi dậy thì
Giai đoạn tuổi dậy thì nội tiết chưa ổn định và buồng trứng cũng chưa hoàn thiện nên khiến kinh nguyệt không đều.
– Stress
Stress làm tăng tiết hormon cortisol, tác động đến quá trình chuyển hóa đường của insulin, gây ra tăng đường huyết. Điều này sẽ làm gián đoạn hiện tượng rụng trứng và gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Chất kích thích
Thường xuyên sử dụng chất kích thích cũng khiến tâm lý, sức khỏe ảnh hưởng. Việc này sẽ kéo theo kinh nguyệt không đều.
– Chế độ ăn uống nghèo dưỡng chất
Dinh dưỡng không được nạp đủ sẽ làm rối loạn sản xuất hormone estrogen, gây ảnh hưởng kinh nguyệt.
– Mất cân bằng nội tiết tố
Estrogen và progesterone là 2 yếu tố để điều chỉnh kinh nguyệt. Khi 2 hormon này mất cân bằng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng.
– Sự thay đổi cân nặng
Tăng hay giảm cân bất thường cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
– Phụ nữ cho con bú
Prolactin giúp tăng tiết sữa có thể làm mất kinh nguyệt.
– Sinh hoạt không điều độ
Thức quá khuya, tâm lý bất ổn hay tập thể dục quá sức cũng sẽ tác động đến sức khỏe cũng như kinh nguyệt.
Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý gây ra rối loạn kinh nguyệt bao gồm:
- U xơ tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Viêm cổ tử cung.
- Ung thư cổ tử cung
- U nang buồng trứng
Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều
Để tính ngày rụng trứng cho người kinh nguyệt không đều, chúng ta sẽ chia chu kỳ kinh của chị em có ngày rụng trứng không đều thành 3 nhóm: chu kỳ 26 – 30 ngày, chu kỳ 32 ngày, chu kỳ 35 – 40 ngày.
Chu kỳ 26 – 30 ngày
Để tính ra khoảng dễ rụng trứng, chúng ta sẽ chia thành 2 mốc thời gian:
- Chu kỳ 26 ngày: Thời điểm có khả năng cao rụng trứng là vào ngày thứ 12. Khả năng thụ thai cao sẽ rơi vào ngày 10-14 của chu kỳ kinh nguyệt.
- Chu kỳ 30 ngày: Thời điểm có khả năng cao trứng sẽ rụng là ngày 16 và thời điểm dễ thụ thai là ngày thứ 14-18.
Như vậy, khi kết hợp cả 2 mốc này, chúng ta sẽ có thời điểm dễ thụ thai nhất là ngày 10-18 và ngày rụng trứng sẽ từ 12-16 ngày của chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ 32 ngày
Với mốc ngày, chị em sẽ tính ngày rụng trứng vào chu kỳ chuẩn là 28 ngày. Nếu chu kỳ dài thêm 1 ngày thì ngày trứng rụng sẽ cộng thêm 1 ngày. Ngược lại thì sẽ trừ đi 1 ngày.
Ví dụ: Ngày rụng trứng của chị em có chu kỳ 32 ngày sẽ là 14+4=18.
Chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày
Tương tự như chu kỳ 26-32 ngày, cách tính rụng trứng cho người kinh nguyệt không đều với chu kỳ từ 35-40 như sau:
– Chu kỳ 35 ngày: Trứng sẽ rụng vào ngày 21 và ngày 18-23 sẽ là thời điểm dễ thụ thai nhất.
– Chu kỳ 40 ngày: Thời điểm trứng rụng sẽ là ngày 26 và ngày 23-30 là thời điểm dễ thụ thai nhất.
Như vậy, khi kết hợp 2 khoảng chu kỳ này thì thời gian trứng rụng sẽ là ngày 21 đến 26 và thời gian dễ thụ thai là ngày 18 đến 30.
Xem thêm: 11 dấu hiệu mang thai sớm các mẹ nên biết
Cách tính ngày rụng trứng khác
Que thử rụng trứng
Hormon LH sẽ tăng cao vào giữa chu kỳ kinh nguyệt để kích thích trứng chín và rụng. Do đó, nếu bạn thử nước tiểu thấy que thử 2 vạch thì chứng tỏ trứng sắp rụng.
App tính ngày rụng trứng
Với việc sử dụng app này, bạn chỉ cần nhập chu kỳ kinh nguyệt và app sẽ tự tính ra được ngày rụng trứng cho bạn.
Siêu âm canh trứng
Đây là phương pháp dự đoán ngày rụng trứng bằng siêu âm đầu dò. Phương pháp này sẽ tiến hành từ ngày thứ 10 (chu kỳ chuẩn 28 ngày) 2 ngày 1 lần.
Dựa vào dấu hiệu cơ thể
Ngoài ra, bạn cũng có thể tính được ngày rụng trứng thông qua các dấu hiệu của cơ thể như:
- Thay đổi nhiệt độ cơ thể: Vào ngày rụng trứng, nhiệt độ của cơ thể bạn sẽ tăng nhẹ.
- Dịch nhầy của âm đạo: Gần ngày rụng trứng, dịch âm đạo sẽ trong, dai và gần giống với lòng trắng trứng.
- Xuất hiện đốm máu: Ngày rụng trứng có thể sẽ xuất hiện máu tươi hoặc màu nâu ở quần lót.
- Tăng ham muốn tình dục: Lượng estrogen tăng cao khiến ham muốn tình dục của bạn sẽ cao hơn bình thường.
- Ngực căng và nhũ hoa cứng hơn: Thời gian trứng rụng ngực sẽ nhạy cảm hơn do nội tiết tố thay đổi.
- Đau bụng dưới: Đau bụng dưới nhẹ cũng là dấu hiệu ngày rụng trứng.
- Cổ tử cung mở rộng: Điểm này khá khó để nhận biết. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt 1 chân lên cao rồi dùng ngón tay đưa vào âm đạo để kiểm tra. Nếu gần ngày trứng rụng, cổ tử cung sẽ mềm mại hơn.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giải đáp các thông tin cho câu hỏi “cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều” để từ đó có được phương pháp thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả.
Xem thêm: Làm sao thụ thai bé trai theo đúng ý bố mẹ?
Tài liệu tham khảo
Having Irregular Periods? Here’s How to Predict your Ovulation, medanta, truy cập ngày 18/5/2023