Hướng dẫn cách rặn sinh thường cho bà bầu đúng và an toàn

Sự chào đời của của em bé là niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Hành trình vượt cạn suôn sẻ, thành công là mong ước của tất cả các bà bầu. Giai đoạn chuyển dạ, bà bầu phải trải qua rất nhiều đau đớn, tuy nhiên nếu biết cách rặn sinh thường đúng và an toàn sẽ giảm đau đáng kể cho mẹ bầu.

Những dấu hiệu sinh thường dễ dàng

Theo những kinh nghiệm được đúc kết từ thời trước, có một số dấu hiệu báo hiệu mẹ sinh thường dễ dàng sau đây.

Phụ nữ có phần hông to

Ngày xưa, đây là một tiêu chí khá quan trọng trong việc chọn con dâu của các bà mẹ chồng. Người ta quan niệm rằng phụ nữ hông to rộng thì quá trình sinh đẻ sẽ rất dễ dàng nên sẽ sinh được nhiều con và sinh ra những đứa con bụ bẫm, khỏe mạnh.

Thật vậy, theo các chuyên gia cho rằng quá trình sinh nở có thuận lợi hay không phụ thuộc vào khung xương chậu. Để đầu thai nhi lọt ra khỏi âm đạo thì phải trải qua quá trình vượt qua ba vị trí của khung xương chậu eo trên, eo giữa và eo dưới. Do đó phụ nữ có phần hông rộng giúp thai nhi lọt ra nhanh và dễ dàng hơn đối với những người phụ nữ có phần hông khá hẹp.

Phụ nữ hông to là dấu hiệu cho thấy dễ sinh thường
Phụ nữ hông to là dấu hiệu cho thấy dễ sinh thường

Phụ nữ đã sinh thường tập đầu

Những mẹ đã sinh lần đầu sẽ có kinh nghiệm rặn đẻ, ngoài ra tử cung và tầng sinh môn có độ co giãn, đàn hồi tốt giúp cho mẹ dễ dàng thực hiện động tác rặn đẻ.

Phụ nữ tập thể dục đều đặn

Đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên, tập các động tác tại chỗ cũng giúp cho việc sinh nở dễ hơn. Đặc biệt khi thực hiện bài tập Kegel, sẽ tác động lên tử cung và các vùng cơ xung quanh niệu đạo, âm đạo được đàn hồi tốt. Vì thế những phụ nữ thường xuyên tập thể dục trong thai kỳ sẽ có dấu hiệu rặn sinh thường dễ dàng.

Cân nặng của thai nhi

Thông thường đối với những thai nhi có cân nặng khá lớn sẽ được bác sĩ cho mổ, để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai nhi có cân nặng khoảng dưới 3,5kg thường sẽ dễ sinh hơn.

Vòng đầu của thai nhi

Thai nhi có vòng đầu nhỏ hơn so với khung xương chậu của mẹ thường được sinh ra dễ dàng hơn và tránh bị móp đầu trong quá trình sinh.

Hướng dẫn cách rặn sinh thường

Quá trình chuyển dạ sinh thường là nỗi ám ảnh của bao chị em phụ nữ đã sinh con, nhưng khi chúng ta biết cách rặn đẻ và hít thở đúng cách thì hành trình vượt cạn sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tư thế nằm để rặn đẻ được khuyến cáo sau đây: đầu nằm cao nghiêng về phía trước khoảng 45 độ, cằm tì vào phần ngực, phần mông hơi nhấc lên cao, hai tay nắm chặt hai thành bên và hai chân đạp cố định vào bàn đỡ phía dưới của bàn sinh.

Tư thế nằm rặn đẻ thường dễ dàng
Tư thế nằm rặn đẻ thường dễ dàng

Khi bước vào giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ, tử cung mở hoàn toàn khoảng 8-10 cm thì cơn đau đẻ sắp bắt đầu. Mẹ bầu cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nữ hộ sinh, y tá để thực hiện động tác rặn đẻ. Lúc này các cơn co thắt tử cung đến dồn dập, giữa các cơn co thắt tử cung là một khoảng thời gian nghỉ của tử cung. Bà bầu cần hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để lấy được nhiều oxy cung cấp cho thai nhi.

Khi cơn co thắt đến, bà bầu  hít thật sâu bằng mũi và thở ra thật mạnh bằng miệng kết hợp dồn hết sức lực đổ dồn xuống vùng bụng để rặn em bé ra ngoài. Lưu ý nếu mẹ bầu cảm thấy hết hơi cần hít một hơi tiếp và thở ra, rặn đến khi nào cơn đau giảm đi mới dừng lại. Khi ở giai đoạn nghỉ mẹ bầu cần hít thở chậm rãi, thư giãn để lấy sức cho lần rặn đẻ tiếp theo. Lưu ý trong quá trình rặn đẻ không được la hét vì có thể làm hụt hơi, mất sức dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn dự định.

===>>> Xem thêm: Các giai đoạn chuyển dạ diễn ra như thể nào? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Cách rặn đẻ để không bị rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn là dùng dụng cụ phẫu thuật rạch một vết cắt nhỏ ở đáy chậu để nới rộng thêm chỗ cho đầu của em bé lọt ra và ngoài ra còn tránh việc rách tầng sinh môn gây ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn và thẩm mĩ. Để giảm nguy cơ bị rách tầng sinh môn thụ động hoặc cắt tầng sinh môn chủ động chúng ta có thể thực hiện một số cách sau đây:

  • Thư giãn, thả lỏng cơ sàn chậu và đáy chậu mỗi khi rặn.
  • Có thể nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh thực hiện phương pháp massage vùng xung quanh đáy chậu.
  • Lựa chọn tư thế để em bé tụt xuống và ép đều xung quanh lỗ âm đạo của mẹ bầu, nhất là khi ngồi xổm, quỳ gối hoặc ngồi trên bồn cầu.
  • Ngồi xổm có thể làm căng đầu gối và hông do vậy cần sử dụng giường, xà đơn hoặc người đồng hành để hỗ trợ cho mẹ bầu.
  • Chỉ ngồi xổm khi cơn co thắt tử cung đến, giữa các cơn co thắt mẹ bầu hãy đứng, ngồi hoặc tựa sao cho thoải mái.
Cách sinh thường để không phải rạch tầng sinh môn
Cách sinh thường để không phải rạch tầng sinh môn

Mẹo dân gian giúp sinh nhanh

Bất cứ mẹ nào cũng muốn cơn chuyển dạ được diễn ra nhanh chóng, bớt đau đớn. Có một số mẹo dân gian giúp sinh thường nhanh chóng sau đây:

  • Uống nước lá tía tô ấm khi cơn chuyển dạ vừa mới xuất hiện.
  • Ăn dứa vào khoảng tháng cuối của thai kì, ăn khoảng 3 quả/tuần để giúp tử cung giãn nở tốt.
  • Uống nước mè đen hay ăn cháo, ăn chè mè đen để tử cung nhanh mềm.
  • Tắm dưới vòi sen nước ấm để lưu thông tuần hoàn, tử cung giãn nở tốt hơn.
  • Thoa dầu có tác dụng đàn hồi, giãn nở da tốt lên tầng sinh môn.

===>>> Xem thêm: Bà bầu ăn gì để tử cung nhanh mở – Mẹo giúp chuyển dạ nhanh

Làm sao để biết sinh thường hay sinh mổ?

Vào những tuần cuối thai kì, đây là thời điểm mà bà bầu cần đi khám kiểm tra thường xuyên để bác sĩ đưa ra những chỉ định sinh thường hay sinh mổ cho từng đối tượng. Sinh thường là sinh qua ngã âm đạo dưới sự trợ giúp của các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh, còn sinh mổ là sinh qua việc rạch bụng dưới và phần tử cung của thai phụ. Mỗi phương pháp sinh đều có những đặc điểm riêng của nó.

Những đối tượng sau đây thường được bác sĩ chỉ định sinh mổ: đa thai, suy thai, ngôi thai nghịch, thai nhi quá cân nặng, những bất thường về dây rốn, mẹ mắc một số bệnh lý… Còn những trường hợp sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định thì các bác sĩ khuyến cáo nên sinh thường giúp mẹ có thể phục hồi sau sinh nhanh và đủ sức khỏe để chăm con sau sinh.

Trên đây là những thông tin cần biết về cách rặn sinh thường, Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách ở bài viết trên để trang bị cho mình kiến thức có ích cho hành trình vượt cạn. Nếu có bất kì thắc mắc nào xin vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn phí cước 18009229 để được giải đáp.

Nguồn tham khảo

Techniques for pushing and birth, Reviewed By: Allina Health’s Patient Education Department experts. Truy cập vào ngày 28/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(3 đánh giá) 290,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 200ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng