Ho đêm là vấn đề muôn thuở khiến các mẹ lo lắng, vậy thì hãy xem ngay bài viết này để biết các cách làm giảm ho ban đêm cho bé nhanh gọn, triệt để mà không tốn sức nhé.
Trẻ ho ban đêm có nguy hiểm không?
Ho là một phản xạ có điều kiện mang tính phòng vệ cho đường hô hấp, là biện pháp duy nhất có thể tống tất cả các loại dị vật ở trong ra bên ngoài. Song, ở trẻ em, ho cũng là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc các vấn đề khác đang ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà mẹ không ngờ tới.
Do vậy, mẹ sẽ hay thấy trẻ ho về đêm và sáng sớm nhiều, khi không khí lạnh qua đường thở tràn vào kích thích cổ họng và phổi. Đây cũng là một tác nhân tác động đến hệ hô hấp của bé nếu bé không được đảm bảo độ ấm.
Nhưng, không vì thế mà ho đêm nguy hiểm, vì đây chỉ là ho đơn thuần và PregEU cũng đã liệt kê kỹ càng các cách làm giảm ho ban đêm cho bé ở dưới, mẹ không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên nếu có những triệu chứng khác kèm theo hoặc ho kéo dài nhiều ngày không dứt thì mẹ nên chú ý và đưa bé đi khám đúng lúc.
3 lý do chính khiến trẻ ho nhiều về ban đêm
Có rất nhiều lý do cho hiện trạng trẻ ho nhiều về đêm và dưới đây sẽ là 3 nguyên nhân chính hay gặp ở hầu hết các bé:
Bé bị sổ mũi
Không chỉ do cảm cúm, khi nhiệt độ phòng hoặc môi trường bé ở có sự chênh lệch sẽ khiến cho bé chảy nước mũi vào ban đêm. Theo các bác sĩ cho biết, khi chất nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng, chúng sẽ kích ứng các đầu dây thần kinh và điều này dẫn đến tình trạng ho dễ dàng hơn.
===> Xem thêm: Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh dứt điểm chỉ trong vòng 3 ngày
Bé bị hen suyễn
Khác với các biểu hiện dị ứng, hen suyễn là một bệnh lý có thể gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm đường thở. Bé bị ho khi mắc bệnh thường nặng hơn vào ban đêm hoặc sáng sớm do tức ngực, khó thở đi kèm tạo nên.
Nếu bé có những dấu hiệu như này thì mẹ nên cho bé đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe sớm nhất có thể để làm các xét nghiệm cũng như kiểm tra chức năng phổi nhé. Tránh để triệu chứng kéo dài dẫn tới mất kiểm soát bệnh lý.
Bé bị trào ngược thực quản
Từ nhận định của các chuyên gia, nếu trẻ cứ nằm ngủ là ho chỉ vào ban đêm thì không loại trừ trường hợp acid trào ngược. Khi bé nằm xuống, sự thay đổi đột ngột của cơ thể có thể khiến cho cơ vòng thực quản bị mở ra, đồng thời acid tràn lên tới nắp thanh môn và gây nên ho. Chính bởi sự chảy ngược như vậy nên ngoài ho đêm, đây cũng có thể là cơ sở của hiện tượng nôn ở bé.
Một số xét nghiệm chẩn đoán bao gồm chụp X – quang đường tiêu hóa trên hoặc nội soi sẽ cho mẹ kết quả chính xác nhất về tình hình bệnh của bé.
Cách làm giảm ho ban đêm cho bé nhanh gọn lẹ
Tùy vào những kiểu ho khác nhau mà mẹ áp dụng những cách làm giảm ho ban đêm cho bé cũng khác nhau. Dưới đây là các cách mà PregEU đã tổng hợp ra, mẹ tham khảo nhé.
Trẻ húng hắng ho vài tiếng
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, cổ họng bé chỉ đang đơn thuần quét sạch bụi bẩn, dị vật và các vi sinh vật khác thôi. Song, ba mẹ vẫn có thể tăng cường sức khỏe cổ họng và giảm thiểu ho nhiều hơn bằng cách:
- Rửa mũi cho bé:
Mũi được coi là cửa ngõ của đường hô hấp, chính vậy, vệ sinh mũi sạch sẽ cũng sẽ hạn chế tối đa nhiều triệu chứng khác. Với phương pháp truyền thống này không chỉ áp dụng được cho trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt mà còn có thể sử dụng trong mọi trường hợp bé gặp vấn đề về đường hô hấp trên. .
Cách thực hiện cách này cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị nước muối sinh lý hoặc nước mũi không kê đơn ngoài hiệu thuốc.
Sau đó, nhỏ nhanh 2 – 3 giọt nước vào lỗ mũi, dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ vào hai bên cánh mũi để thuốc tiếp xúc đều toàn bộ niêm mạc. Đặt bé nằm nghiêng hoặc bắt bé xì ra để loại bỏ các yếu tố vướng bận bên trong mũi.
- Xịt mũi cho bé:
Khác biệt với người lớn dùng thuốc xịt mũi khi bị khô mũi, với trẻ, dùng chai xịt mũi nước muối cho bé lại là phù hợp hơn cho việc làm sạch chất nhầy quá đặc hoặc quá khó để lấy ra.
Trước tiên, mẹ hãy mua chai xịt mũi vệ sinh cho bé có bán ở các quầy thuốc trên toàn quốc hoặc chuẩn bị dụng cụ chuyên dụng xịt mũi cho bé bằng chai đi kèm theo 1 cốc nước ấm và ¼ thìa cà phê muối đã được hòa tan.
Đặt em bé nằm ngửa hoặc ngồi ngửa đầu ra sau, hạn chế sự cưỡng ép sẽ khiến bé sợ hãi và không hợp tác. Tiếp đó thực hiện nhanh thao tác xịt 2 – 3 lần vào lỗ mũi, mẹ cũng đừng quên quan sát phản ứng của bé để xử lý kịp thời.
Có một vài điểm lưu ý cho cách này là mẹ không nên để bé ngẩng đầu hoăc đứng lên ngay, nên ngồi hoặc nằm khoảng 2 – 3 phút để nước xịt ngấm toàn bộ ra xung quanh mũi. Nếu có nước mũi chảy ra từ bên trong, mẹ hãy nhẹ nhàng lau sạch bằng khăn giấy. Trường hợp chất nhầy quá nhiều, mẹ hãy dùng bóng hút mũi để hút hết chúng ra nhé.
Tiến hành tiếp với bên còn lại, bé sẽ cảm thấy thông thoáng hơn, dễ thở và ngủ tốt hơn, cũng là mẹo chữa ho khi ngủ hiệu quả hơn.
- Cho bé súc họng:
Súc họng được coi là một biện pháp hạn chế ho, đau họng và bảo vệ đường hô hấp tại nhà có tác dụng lâu dài. Ở trẻ nhỏ, cách này phù hợp để bé từ 6 tuổi trở lên làm quen với nhiều ưu điểm như:
+ Cân bằng nồng độ pH tự nhiên cho trẻ, giúp vi khuẩn lành mạnh phát triển và hạn chế tình trạng sâu răng hoặc viêm lợi xảy ra.
+ Làm loãng chất nhầy tiết ra trong cổ họng và khoang mũi dễ dàng, giúp loại bỏ chúng tốt hơn.
+ Giảm thiểu vi khuẩn có hại gây viêm.
Giống như kem đánh răng, nước súc miệng nên được nhổ ra và điều này cần được mẹ giám sát trước khi để bé tự làm một mình. Mẹ có thể kiểm tra xem bé đã tập được cách dùng nước súc miệng chưa, bằng cách cho bé uống một ngụm nước lọc, súc xung quanh khoang miệng sau đó nhổ ra. Nếu thấy biểu hiện của bé tốt, mẹ hãy chuyển qua nước súc miệng trẻ em cho bé nhé.
- Bổ sung thức ăn tăng cường sức khỏe cho bé:
Chất dinh dưỡng là điều không thể thiếu khi mẹ muốn trị dứt điểm ho đêm cho bé. Không chỉ có tác dụng cấu thành nên sự hoàn thiện các tổ chức trong cơ thể của bé, dưỡng chất cũng như các chất xúc tác, kháng thể,… cần thiết cho quá trình bé phát triển khỏe mạnh.
Chính vậy, ngoài sữa mẹ, ba mẹ cũng nên cho bé làm quen dần dần với các món ăn ngoài chứa đầy đủ:
+ Chất đạm (protein) từ thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, tôm, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa..
+ Chất xơ (carbohydrate) từ rau xanh đậm như các loại đậu, rau cải xoăn, súp lơ,…
+ Tinh bột như gạo lứt, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám…
Trẻ ho mạnh, liên tục
Với trường hợp này, mắc cảm lạnh do virus gây ra sẽ là điều dễ nhận thấy nhất, đôi khi mẹ sẽ còn nghe như đờm mắc cổ họng không ra được, làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, ngủ nghỉ của trẻ.
Lúc này mẹ nên sử dụng siro ho làm thuốc giảm ho ban đêm cho trẻ sẽ là hiệu quả nhất. Ưu tiên lựa chọn các loại siro có nguồn gốc thảo dược, không chất bảo quản và vị ngọt dễ chịu thì bé sẽ dễ uống hơn.
===> Xem thêm: Lưu ý về cách hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà
Trẻ ho gắt không dứt
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ho kéo dài, nhưng đáng quan tâm hơn cả khi mà bé ho nhiều, khàn tiếng và lặp đi lặp lại tới hơn 3 tuần. Đây có thể là dấu hiệu bé bị viêm họng đáng gờm.
Bé cần được mẹ đưa đến khám bác sĩ ngay nếu có kết hợp với cả biểu hiện sốt cao không dứt, buồn nôn và nôn. Bởi, nhiệt độ quá cao có thể khiến bé bị co giật, viêm họng cấp tính tiếp diễn quá lâu không điều trị có thể dẫn tới khó thở và nhiều chuyện không may khác xảy ra.
Áp dụng cách làm giảm ho ban đêm cho bé đúng cách sẽ luôn đem lại cho mẹ nhiều điều bất ngờ chứ không chỉ đơn thuần là cắt ho. Nếu mẹ còn thắc mắc điều gì, hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn trực tiếp nhé.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- Coughing (for Parents) – Nemours KidsHealth, Nemours KidsHealth, truy cập ngày 10/03/2023
- Toddler Cough Remedies: Home Treatments and Seeking Help, Healthline, truy cập ngày 10/03/2023