5 cách giảm đau cơn gò chuyển dạ cho mẹ hiệu quả bất ngờ

Chuyển dạ của mẹ bầu được biết đến là cảm giác đau đớn nhất trên đời. Do đó, làm thế nào để giảm đau khi sinh là băn khoăn của tất cả các mẹ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho mẹ 5 cách giảm đau cơn gò chuyển dạ cho mẹ.

Cơn đau gò chuyển dạ là gì?

Cơn đau gò chuyển dạ xảy ra do tử cung co thắt để thai được đưa ra ngoài. Tùy thuộc cơ địa mỗi người mẹ, cường độ và tần số cơn đau sẽ khác nhau. Trong đó, mức độ cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian. Càng gần đến lúc rặn đẻ thì cơn đau càng mạnh mẽ. Cơn đau xảy ra mạnh nhất ở vùng lưng và bụng dưới, đi kèm với đó là tăng tiết dịch âm đạo. (1)

Càng đến lúc rặn đẻ, cơn đau gò càng mạnh mẽ
Càng đến lúc rặn đẻ, cơn đau gò càng mạnh mẽ

Các cách giảm đau cơn gò chuyển dạ

Làm sao để giảm cơn đau gò khi chuyển dạ là vấn đề mà nhiều mẹ quan tâm. Một số cách giảm đau giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng, nhẹ nhàng như sau (2):

Giảm đau bằng phương pháp tự nhiên

Với phương pháp tự nhiên, mẹ bầu được khuyến cáo nên đi lại nhẹ nhàng khi có cơn đau chuyển dạ. Mẹ có thể ngồi trên quả bóng hơi yoga lớn rất hiệu quả trong việc giảm đau. Tuy nhiên quá trình này cần có người hỗ trợ tránh bị ngã. Các hoạt động này không chỉ giúp mẹ bớt đau mà còn giúp thai vào đúng vị trí khung chậu, từ đó quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Việc massage nhẹ nhàng cho mẹ cũng giúp thư giãn, giảm lo âu từ đó bớt đau đớn hơn. Massage nên được thực hiện ở các vị trí như lưng, chân tay. Bên cạnh đó, mẹ có thể tắm bằng nước ấm để giúp giãn cơ, giảm áp lực, thoải mái, từ đó cơn đau được giảm đi rõ rệt.

Một phương pháp tự nhiên khác giúp làm giảm đau cơn gò chuyển dạ là hít thở đúng cách. Mẹ cần tập trung hít thở sâu, hít vào bằng mũi và thở ra thật chậm bằng miệng.

Massage nhẹ nhàng vùng lưng, bụng giúp mẹ bầu thư giãn, bớt đau đớn hơn
Massage nhẹ nhàng vùng lưng, bụng giúp mẹ bầu thư giãn, bớt đau đớn hơn

Xem thêm: Mẹ bầu có nên quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối hay không?

Giảm đau bằng thuốc 

Hiện nay, các phương pháp giảm đau bằng thuốc ngày càng đóng vai trò quan trọng và được áp dụng rộng rãi. Một số thuốc giảm đau thường được sử dụng để hỗ trợ giảm đau khi sinh:

Gây tê ngoài màng cứng

Đây là biện pháp giảm đau đã rất phổ biến và được áp dụng từ lâu khi mẹ sinh thường. Khi mẹ bầu chuyển dạ, đôi lúc cơn đau gò quá mức chịu đựng. Nếu cơn đau kéo dài gây stress, mẹ không được giảm đau có thể gây ra thở nhanh, tăng huyết áp, khiến lượng máu cung cấp cho tử cung không đủ. Do đó, cần có biện pháp giảm đau để giảm áp lực cho mẹ. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt ống thông dẫn thuốc tê nồng độ thấp vào ngoài màng cứng của người mẹ trong suốt quá trình sinh. Gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ giảm đau mà vẫn có thể duy trì vận động bình thường. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp giảm nguy cơ sinh khó hoặc hỗ trợ khi mẹ có các bệnh lý nền. 

Gây tê màng cứng là biện pháp giảm đau khi chuyển dạ rất phổ biến
Gây tê màng cứng là biện pháp giảm đau khi chuyển dạ rất phổ biến

Gây tê tủy sống

Đây là phương pháp thường được sử dụng khi mẹ trải qua cuộc sinh mổ. Không giống với gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống được thực hiện dưới màng cứng hay màng nhện. Thuốc tê sau khi tiêm vào dưới màng cứng sẽ được hòa vào dịch não tủy gây mất vận động, mất cảm giác hoàn toàn ở thân dưới, từ đó giúp sản phụ nằm yên trong ca mổ. Sản phụ sau khi được gây tê rất tỉnh táo và có thể cảm nhận được các thao tác mổ nhưng không đau đớn. Khi thuốc tê hết tác dụng, cơ thể sẽ có lại cảm giác như bình thường.

Giảm đau toàn thân 

Nhóm opioids thường được sử dụng để giảm đau toàn thân thường. Thuốc đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,…Phương pháp này thường được sử dụng sau khi sinh khi sản phụ không đáp ứng với các phương pháp giảm đau khác. Sau khi thuốc đã đào thải hết thì mẹ mới có thể cho con bú.

Chuẩn bị gì trước ngày chuyển dạ

Để được sinh nở thuận lợi, mẹ cần chuẩn bị kỹ càng trước ngày chuyển dạ. Chuẩn bị sẵn sàng cũng giúp mẹ yên tâm và thư giãn hơn khi gặp cơn đau chuyển dạ. Một số vấn đề dưới đây mẹ nên lưu ý chuẩn bị:

  • Kiến thức về sinh nở: như thế nào là chuyển dạ giả, các dấu hiệu của chuyển dạ, quá trình chuyển dạ,…
  • Chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe, tinh thần, trao đổi với bác sĩ rằng thể trạng của mình sẽ là sinh thường hay sinh mổ.
  • Sẵn sàng đồ dùng chuẩn bị sinh: Mẹ cần chuẩn bị chu đáo những hành trang cần thiết khi đi sinh như tã, bình sữa, khăn ướt,…
  • Ăn bữa ăn đủ chất trước khi sinh: Sinh con là quá trình dài và rất mất sức. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo năng lượng cho cuộc vượt cạn.
Chuẩn bị kĩ càng trước khi sinh giúp mẹ yên tâm sinh nở dễ dàng
Chuẩn bị kĩ càng trước khi sinh giúp mẹ yên tâm sinh nở

Cơn chuyển dạ có thể để lại rất nhiều đau đớn hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên các loại thuốc giảm đau cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Vì vậy mẹ nên thảo luận và cân nhắc kỹ với bác sĩ về việc lựa chọn cách giảm đau cơn gò chuyển dạ.

Tài liệu tham khảo 

  1. Labor S, Maguire S. The Pain of Labour. Rev Pain. 2008 Dec;2(2):15-9. doi: 10.1177/204946370800200205. PMID: 26526404; PMCID: PMC4589939. Truy cập ngày 8/11/2022
  2. Bộ Y Tế – Các cách đối phó với cơn đau chuyển dạ  Truy cập ngày 8/11/2022

Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mà mẹ cần nắm rõ

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 170,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Sữa tắmQuy cách đóng gói: Lọ 300ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng