Cai sữa là câu chuyện muôn thuở của hàng nghìn mẹ, song chỉ cần nắm vững được các cách cai sữa cho bé và những điều quan trọng này, thì chuyện cai sữa dần sẽ không còn là gánh nặng của mẹ nữa. Cùng đọc và thực hiện ngay mẹ nhé.
Thời điểm nào nên áp dụng các cách cai sữa cho bé
Trên thực tế, có nhiều trường hợp bất khả kháng khiến mẹ phải cai sữa cho bé sớm như:
- Mẹ chuẩn bị đi làm trở lại.
- Sữa mẹ ngày càng khan hiếm và khó có thể cho bé lượng sữa mà bé cần.
- Mẹ đang gặp trở ngại về tâm lý khi cho con bú.
- Mẹ đang có tin vui tiếp theo.
- …
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP):
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Kết hợp giữa ăn dặm với sữa mẹ tại những tháng sau đó.
- Bắt đầu ngưng cho bé uống sữa, chuyển hẳn sang ăn dặm sau ngày sinh nhật đầu tiên của bé.
Cũng có nhiều mẹ chọn cai sữa sau một năm đến hai năm đầu – khi cả hai đã sẵn sàng.
Mặc dù không có một quy định cụ thể nào về thời gian cai sữa cả, bởi quyết định này đều mang tính chất cá nhân, nhưng, theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), các chuyên gia đều khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu khoảng hai năm đầu đời để làm tăng sức đề kháng ở trẻ.
===> Xem thêm: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với cả mẹ và bé
Tổng hợp các cách cai sữa cho bé không quấy khóc
Nếu “thị trường” cai sữa làm mẹ phân vân, không biết nên áp dụng các mẹo dân gian cai sữa cho bé hay các cách cai sữa đêm cho bé… vậy thì đừng lo, PregEU sẽ tổng hợp lại các cách cai sữa này vừa đơn giản vừa dễ nhớ nhé.
Bé tự cai sữa
Thường diễn ra dần dần khi trẻ đã được 1 tuổi, bé sẽ là người chủ động ngừng bú mẹ và tự thực hiện quá trình cai sữa mà không cần đến sự trợ giúp nào của mẹ.
Cai sữa từ từ
Thường diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc có thể lên tới 1 năm, 2 năm, tùy vào quyết định ở mẹ mà quá trình này trở nên chậm hơn.
Cai sữa một phần
Là sự kết hợp giữa cai sữa cho bé nhưng vẫn duy trì việc bú mẹ, nhiều mẹ lựa chọn loại cai sữa cho vào ban ngày và cho con bú vào ban đêm.
Cai sữa nhanh chóng, đột ngột
Mẹ sẽ lựa chọn một thời điểm nào đó phù hợp và cai sữa nhanh chóng cho bé cũng như kết thúc sớm việc bé bị phụ thuộc vào sữa mẹ.
Tại cách cai sữa này, mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian mà ông bà ta truyền lại như:
- Bôi ớt lên xung quanh vú mẹ: Vị cay từ ớt sẽ khiến bé sinh phản xạ nhả ngay ra khi thấy vị lạ kích ứng miệng. Ngoài ra mẹ có thể thay thế bằng dầu gió hoặc nước mướp đắng cũng cho ra tác dụng tương tự.
- Dán băng dính vào nơi bé ngậm: vì trẻ chưa nhận diện được màu sắc quá nhiều nên sẽ thường sợ những thứ màu đậm như màu đen, màu vàng nghệ.. chính vậy khi dán băng dính hay kể khi mẹ bôi một màu khác lên ti mẹ cũng khiến bé sợ hãi và xa lánh.
- Ăn nhiều tỏi sống: mùi tỏi tiết ra đường mồ hôi hoặc lưu giữ trong hơi thở luôn là mùi ám ảnh và gây khó chịu của rất nhiều người và với bé cũng vậy, đặc biệt là khi bé uống được dòng sữa chứa phần lớn tinh dầu tỏi trong đó.
- …
Lưu ý khi sử dụng các mẹo dân gian:
- Đảm bảo khu vực xung quanh vú mẹ không bị sứt hoặc có các vết xước để tránh gây kích ứng.
- Không bôi trực tiếp lên đầu ti mẹ bởi nơi đây rất nhạy cảm.
Cai sữa tạm thời
Cai sữa tạm thời là khi mẹ ngừng cho con bú vào một thời gian ngắn và sau đó có thể bắt đầu lại. Người mẹ có thể an tâm cải thiện các vấn đề về sức khỏe hoặc thực hiện những cuộc phẫu thuật mà không sợ ảnh hưởng đến bé.
5 thắc mắc phổ biến khi mẹ áp dụng các cách cai sữa cho bé
Xoay quanh việc cai sữa cho bé luôn có vô vàn các câu hỏi mà mẹ hay thắc mắc và cần được giải đáp, vậy thì hãy xem các chuyên gia đến từ PregEU nói gì về những vấn đề này nhé.
Làm sao để biết bé sẵn sàng cai sữa?
Khác với những trẻ đã quen bú mẹ thì dấu hiệu rõ ràng dưới đây sẽ cho mẹ kết luận về thời điểm “vàng” có thể bắt đầu cai sữa:
- Bé quấy khóc khi mẹ cho bé bú.
- Dễ bị thu hút bởi những điều thú vị khác khi đang bú mẹ.
- “Nghịch” vú mẹ khi đang bú
- Ngậm ti mẹ là chủ yếu và không có ý định uống sữa.
- …
Nếu mẹ thấy bé nhà mình có biểu hiện như trên thì hãy lên ngay kế hoạch thực hiện cai sữa theo các cách mà PregEU tổng hợp ở trên để xem kết quả nhé.
Cách nhanh nhất để bé quen với việc cai sữa là gì?
Ngay khi cho bé làm quen với việc cai sữa thì giảm dần thời gian cho con bú là cách tốt nhất để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn, cùng lúc sẽ hạn chế sự căng tức khó chịu xảy ra nơi nguồn sữa mẹ.
Trước tiên sẽ dễ dàng hơn khi bé được bắt đầu vào buổi trưa – sau khi kết thúc bữa ăn dặm, tiếp tới là chuyển dần sang thời điểm bé đi ngủ tối.
Có nên tiếp tục cho con bú khi cai sữa?
Để quá trình cai sữa được suôn sẻ thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú. Bên cạnh đó, cũng đừng quên đánh lạc hướng trẻ bằng các hoạt động vui chơi hay những thứ khác thu hút sự chú ý mỗi khi bé đòi mẹ.
Khi nào được coi là cai sữa thành công?
Nhìn chung, cơ địa của mỗi trẻ là khác nhau sẽ cho ra thời gian cai sữa thành công là không giống nhau từ vài tuần, vài tháng cho đến vài năm. Song, điều quan trọng hơn là mẹ cảm nhận được bé đã không còn cáu gắt đòi ti và có thể tiếp nhận hoàn toàn các thức ăn bên ngoài.
Trên đây là “Tổng hợp các cách cai sữa cho bé đơn giản, không quấy khóc” được các mẹ tin dùng nhiều nhất, còn mẹ thì sao? Nếu có đang áp dụng biện pháp cai sữa nào hay thì hãy viết lại dưới đây để chúng ta cùng tham khảo và áp dụng nhé.
Mọi vướng mắc trong quá trình cai sữa hoặc cần sự hỗ trợ trực tiếp, hãy liên hệ ngay số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để nhận được sự tư vấn từ các Chuyên gia của PregEU nhé.
PregEU chúc mẹ và bé có một thai kỳ thật khỏe mạnh!
Tài liệu tham khảo
- Guide to Weaning Your Baby From Breastfeeding, Verywell Family, truy cập ngày 27/12/2022
- Weaning Your Child (for Parents) – Nemours KidsHealth, KidsHealth, truy cập ngày 27/12/2022