Ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày thường gây ra sự mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Vậy khi bị ho gió dai dẳng cần phải làm gì để bệnh nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để nhận được lời giải đáp từ chuyên gia..
Ho gió là gì?
Ho là một phản xạ của cơ thể giúp tống đẩy, đào thải các dị vật, chất nhầy ra khỏi cơ thể giúp bảo vệ đường hô hấp.
Trong thực tế có nhiều kiểu ho khác nhau, mỗi kiểu có thể cảnh báo những tình trạng sức khỏe khác nhau trong đó có ho gió là tình trạng ho gió kéo dài lâu ngày (thường 1 – 3 tuần), không kèm theo đờm, dịch nhầy, xuất hiện phổ biến khi giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột hoặc khi bị dị ứng, cảm cúm.
Những triệu chứng thường gặp của ho gió
Khi bị ho gió bạn có thể gặp phải một số biểu hiện sau:
- Ho không kèm theo đờm
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.
- Đau ngực, tức ngực
- Hay bị buồn nôn, chóng mặt, đau đầu thường xuyên
- Đau họng, khản tiếng.
- Đau cơ
- Ngứa rát cổ họng
- Thở khò khè
Ho gió dai dẳng là do đâu?
Ho gió xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do mắc các bệnh về đường hô hấp: Mắc các bệnh hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp, thường có các biểu hiện về ho nhiều hơn, kích ứng phổi.
- Dị ứng và hen suyễn: Hít phải các chất kích thích như nấm mốc, vi khuẩn,…có thể khiến phổi của bạn kích ứng, gây ra tình trạng ho.
- Do bệnh lý dạ dày gây ra: Khi bạn mắc các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản khiến các axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên cổ họng của bạn, đặc biệt là vào ban đêm. Chúng có thể gây kích ứng khí quản, dây thanh quản và cổ họng khiến bạn bị ho lâu ngày, dai dẳng kéo dài.
- Thời tiết, khí hậu thay đổi: Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh, nhất là thời điểm giao mùa khiến chúng ta cũng dễ bị ho
- Ô nhiễm không khí: Thường xuyên tiếp xúc khói, bụi, nấm mốc trong không khí nếu gặp phải điều kiện thuận lợi sẽ khiến người bệnh gặp phải tình trạng ho.
- Do ăn phải thực phẩm dị ứng: Một số trường hợp bị kích ứng với hải sản (tôm, cua), trứng, sữa, chế phẩm sữa,…khi sử dụng nhiều có thể khiến vòm họng bị kích ứng, gây các phản ứng bị ho.
- Tiếp xúc với chất kích ứng: Ngay cả khi bạn không bị dị ứng, tuy nhiên tiếp xúc thường xuyên với không khí lạnh, khói thuốc lá hoặc nước hoa mạnh có thể gây ra ra tình trạng ho.===>>> Xem thêm: Cách giúp giảm ho có đờm hiệu quả tại nhà
Bị ho gió dai dẳng nên làm gì để thoát khỏi?
Ho gió có thể thoát khỏi nếu được điều trị kịp. Dựa vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh bác sĩ có thể kê một số thuốc điều trị sau:
Điều trị bằng thuốc tây
Dựa vào nguyên nhân gây ho, để điều trị ho gió dai dẳng bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc điều trị sau:
- Thuốc ho ức chế làm giảm cơn ho của bạn
- Nếu nguyên nhân gây ho là do dị ứng thì bạn có thể dùng thuốc kháng histamin, chống xung huyết khi bị ho kích ứng và chảy dịch mũi sau.
- Các thuốc loãng đờm giúp giảm tiết dịch nhờn, dễ dàng bài tiết ra ngoài.
- Sử dụng thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày nếu nguyên nhân gây ho do trào ngược dạ dày thực quản.
- Dùng các thuốc ngậm ho chứa thành phần thảo dược thiên nhiên như kha tử, cát cánh, ma hoàng, thiên ma hoàng,…
- Kháng sinh để điều trị ho nếu bị nhiễm khuẩn
Cách phòng tránh ho tái phát
Tránh các tác nhân dị ứng hoặc các chất gây kích ứng lên đường hô hấp như bụi trong và ngoài nhà, vật nuôi trong nhà, không khí ẩm mốc, giữ ấm vào vùng cổ mặt vào mùa lạnh, ăn các chất kích thích gây ho như đồ ăn quá cay, quá nóng,…
Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc do khói thuốc kích thích đường hô hấp, phổi.
Tập luyện thể dục giúp tăng cường sức khỏe với tác nhân gây bệnh về đường hô hấp như vi khuẩn, virus.
Tiêm chủng vacxin phòng ngừa: Tiêm chủng phòng ngừa cúm theo mùa giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus gây bệnh cúm. Hàng năm, tất cả mọi người bắt đầu từ trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên nên đi tiêm phòng để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp như cúm.
Chú ý nâng cao sức khỏe: Luôn giữ ấm cơ thể, mặc đủ ấm để bảo vệ cổ họng khi thời tiết chuyển mùa.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Không uống nước lạnh, nên uống trà ấm, tắm bằng nước ấm, tránh để gió lùa khi tắm. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Ăn nhiều rau củ quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn món chiên xào, đồ ăn nhanh, các đồ đóng hộp,…
Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, mắc các bệnh viêm họng, cảm cúm.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên ngậm ho chứa thành phần thảo thiên nhiên như kha tử, bách bộ, tỳ bà diệp, bán hạ, cam thảo,…giúp hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm các triệu chứng ho do cảm lạnh…gây ra.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ ho gió là gì từ đó lựa chọn được biện pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229.
Nguồn tham khảo
Hansa D. Bhargava, MD (2021), Reasons Why Your Cough May Not Be Improving, webmd.com. Truy cập ngày 11/03/2021.