Bà bầu nên tập thể dục vào tháng thứ mấy?

Tập thể dục trong thai kỳ như thế nào? Bà bầu nên tập thể dục vào tháng thứ mấy? Tập thể dục như thế nào để có được nhiều lợi ích sức khỏe nhất? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây của Dược phẩm Tín Phong.

Tập thể dục khi mang thai có an toàn không?

Nếu mẹ khỏe mạnh và có một  thai kỳ bình thường, mẹ có thể  thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên như các bài thể dục phù hợp. Các hoạt động thể chất không làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh con nhẹ cân hoặc sinh sớm. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp còn giúp tăng cường trao đổi chất ở cơ thể mẹ, cải thiện các hiện tượng như đau lưng, táo bón. Vận động cũng giúp tăng sự dẻo dai của cơ thể mẹ, hạn chế các vấn đề bất thường trong thai kỳ và giúp việc chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng hơn cũng như việc phục hồi sau sinh nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, trong những lần khám thai, đặc biệt là lần khám đầu tiên, mẹ vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa về việc tập thể dục và các động tác tập thể dục an toàn.

Các bài tập thể dục không làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non
Các bài tập thể dục không làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non

Những trường hợp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập thể dục

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sản khoa sẽ cho mẹ những lời khuyên cụ thể về việc hạn chế các hoạt động thể chất hoặc chỉ định cho mẹ một vài bài tập phù hợp với cơ thể mẹ. Mẹ bầu có các tình trạng hoặc các biến chứng thai kỳ sau đây không nên tập thể dục khi mang thai:

  • Mẹ bầu mắc một số bệnh lý về tim hoặc phổi.
  • Mẹ mang thai đôi hoặc sinh ba và có các yếu tố nguy cơ sinh non.
  • Mẹ bầu có hiện tượng nhau tiền đạo sau 26 tuần của thai kỳ.
  • Mẹ bầu gặp tình trạng dọa sảy thai, dọa sinh non trong thời kỳ.
  • Mẹ có hiện tượng tiền sản giật hoặc huyết áp cao do trong thai kỳ.
  • Mẹ thiếu máu trầm trọng.
  • Cổ tử cung ngắn.
  • Mẹ có tiền sử sảy thai.

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe như trên, mẹ bầu không nên tự ý tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thậm chí, mẹ có thể bị sảy thai.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa nêu sức khỏe của mẹ bầu không tốt
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa nêu sức khỏe của mẹ bầu không tốt

>>>> Xem thêm: Những bài tập thể dục cho bà bầu sắp sinh

Bà bầu nên tập thể dục vào tháng thứ mấy?

Như đã nói ở trên, bà bầu có thể tập luyện các bài tập thể dục phù hợp ngay ở những tháng đầu tiên của thai kỳ và duy trì việc tập luyện này suốt cả thai kỳ của mình. Tuy nhiên, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi lớn theo từng giai đoạn mà thai nhi phát triển. Cụ thể:

  • Các khớp xương: Các loại hormone được tạo ra trong thời kỳ mang thai làm cho các dây chằng hỗ trợ các khớp của mẹ ở trạng thái “thả lỏng” hơn. Điều này làm cho các khớp di động nhiều hơn và mẹ có nguy cơ bị chấn thương. Hãy tránh các chuyển động rung lắc, hoặc các tác động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột có thể làm tăng nguy cơ bị thương.
  • Sự cân bằng của cơ thể mẹ: Trọng lượng thêm ở phía trước của cơ thể sẽ làm trọng tâm của mẹ bị thay đổi. Để giữ được thăng bằng, cơ và khớp của mẹ sẽ phải làm việc vất vả, đặc biệt là những vùng xương chậu và lưng dưới. Lúc này, mẹ cũng có nguy cơ bị ngã nhiều hơn.
  • Hít thở — Khi mẹ mang thai, nhu cầu oxy của mẹ tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập thể dục mẹ, đặc biệt nếu mẹ thừa cân hoặc béo phì. Tập luyện với cường độ và thời gian thích hợp, không gắng sức để đảm bảo oxi và sức khỏe của mình.
Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi khi mang thai
Cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi khi mang thai

 Vì những thay đổi trên khi mang thai, việc tập thể dục trong thai kỳ sẽ có những lưu ý mà mẹ cần nhớ.

  • Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập luyện. Các dấu hiệu của tình trạng mất nước bao gồm chóng mặt, tim đập nhanh hoặc đập và chỉ đi tiểu một lượng nhỏ hoặc nước tiểu có màu vàng sẫm.
  • Mặc áo lót thể thao phù hợp để bảo vệ bầu ngực của mẹ. Ở giai đoạn sau của thai kỳ, đai nâng đỡ bụng có thể làm giảm cảm giác khó chịu khi đi bộ hoặc chạy.
  • Tránh để cơ thể quá nóng, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi và tập thể dục trong phòng được kiểm soát nhiệt độ. Không tập thể dục bên ngoài khi trời quá nóng hoặc quá ẩm.
  • Tránh đứng yên hoặc nằm ngửa càng nhiều càng tốt. Khi mẹ nằm ngửa, tử cung của mẹ sẽ đè lên một tĩnh mạch lớn đưa máu về tim. Đứng bất động có thể khiến máu đọng lại ở chân và bàn chân của mẹ. Những tư thế này có thể khiến huyết áp của mẹ bầu giảm đột ngột.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bà bầu nên tập thể dục vào tháng thứ mấy và những thông tin tham khảo về việc tập thể dục trong thai kỳ mà mọi mẹ bầu cần nắm được. Nếu còn thắc mắc về các bài tập thể dục cho mẹ bầu hoặc các vấn đề khác khi mang thai, mẹ vui lòng liên hệ hotline 18009229 (miễn cước cuộc gọi) để được dược sĩ chuyên môn tư vấn nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giác: Traci C. Johnson (August 28, 2020). Exercise During Pregnancy, Webmd. Truy cập ngày 02/6/2022
  2. Nguồn: Exercise During Pregnancy, American College of Obstetricians and Gynecologists. Truy cập ngày 02/06/2022
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.91 5 sao
(11 đánh giá) 65,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 6 ống
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng