Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm một cách đáng kể từ đó tạo điều kiện cho vi nấm âm đạo phát triển. Nấm âm đạo có tiến triển rất nhanh, thời gian điều trị dài và có nguy cơ cao bị tái nhiễm nhiều lần, vậy bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Nguyên nhân gây nấm vùng kín ở thai phụ
Khi mang thai lượng nội tiết tố Estrogen và Progesterone tăng lên, khiến hệ thống miễn dịch của thai phụ bị suy giảm. Nồng độ Estrogen cao còn làm tăng sản sinh dịch nhờn âm đạo, khiến âm đạo có độ ẩm quá cao. Đây chính là một môi trường lý tưởng cho vi nấm, vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Các triệu chứng thường gặp ở thai phụ
Nấm âm đạo có thời gian khởi phát rất nhanh, bệnh có thường tái đi tái lại rất nhiều lần với những biểu hiện rất rõ ràng. Điều trị nấm âm đạo sớm chính là biện pháp giúp ngăn bệnh tái phát và hạn chế để lại di chứng về sau. Dưới đây là một số biểu hiện khi mẹ bầu bị nấm âm đạo:
- Cảm giác khó chịu, đau nhức ở vùng kín.
- Tiểu buốt và đau, đôi khi sẽ thấy sót.
- Ngứa ngáy khó chịu ở âm đạo.
- Sưng đỏ ở vùng mô âm đạo vào cánh môi.
- Ra nhiều khí hư huyết trắng, khí hư có mùi hôi, màu đục, vàng hoặc hơi ngả nâu, đôi khi cũng có thể có những màu sắc khác.
- Người mệt mỏi, khó chịu đôi khi có cảm giác bồn chồn, thiếu tập trung trong công việc,…
Bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao?
Bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao? Sử dụng thuốc để điều trị nấm phụ khoa cho thai phụ là một trong những biện pháp hiệu quả và hữu hiệu nhất. Bằng cách sử dụng viên đặt kết hợp với bôi và thụt rửa, nấm âm đạo sẽ được cải thiện đáng kể sau khoảng từ 3-5 ngày dùng thuốc.
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị nấm phụ khoa có thể cân nhắc sử dụng trong thai kỳ:
- Miconazol: Miconazol được xếp vào nhóm an toàn, ít gây ra nguy cơ cho thai phụ. Thuốc ít hấp thụ theo đường toàn thân nên có thể sử dụng được trong cả 3 tháng đầu thai kỳ. Thuốc không gây dị tật thai hay gây ra biến cố sản khoa cho mẹ bầu.
- Clotrimazol: Clotrimazol được xếp vào nhóm B trong bảng nguy cơ gây ra tác dụng phụ trong thai kỳ. Thuốc không gây ảnh hưởng cho thai phụ đang ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Clotrimazol thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi tại chỗ, một đợt điều trị thông thường sẽ kéo dài khoảng 7 – 14 ngày.
- Vageston: Thuốc có thành phần chính là hormone progesterone tự nhiên, do đó có thể sử dụng an toàn cho thai phụ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Khi bị viêm nhiễm phụ khoa mẹ bầu cần đến thăm khám ở các cơ sở y tế để được kê đơn và điều trị. Tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc, bởi trong giai đoạn mang thai việc dùng thuốc không đúng cách có thể gây dị tật thai hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ.
Biện pháp giúp cải thiện tình trạng nấm phụ khoa ở thai phụ khác
Bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao để cải thiện nhanh chóng? Bên cạnh việc dùng thuốc thì việc giữ vệ sinh vùng kín cũng là yếu tố quyết định trong điều trị nấm phụ khoa. Dưới đây là một số biện pháp mà thai phụ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa:
- Giữ vệ sinh vùng kín, thụt rửa hàng ngày bằng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Sử dụng giấy vệ sinh sau mỗi lần đi tiểu, không nên dùng những loại giấy không rõ nguồn gốc, giá thành rẻ, do dễ làm tăng nguy cơ kích ứng.
- Uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện cảm giác tiểu buốt và đau trong viêm nhiễm phụ khoa.
- Đồ mặc bên trong cần được giặt giũ sạch sẽ, và phơi khô.
==>> Xem thêm: Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không?
Nên làm gì khi bị nấm phụ khoa trong 3 tháng đầu?
Nhiễm nấm phụ khoa thường gặp ở những người mang mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ và 3 tháng cuối. Trong giai đoạn đầu sự rối loạn nội tiết tố sẽ khiến độ pH âm đạo bị mất cân bằng tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
- Trong giai đoạn này dịch nhầy âm đạo sẽ tăng tiết bất thường. Do đó cần vệ sinh hàng ngày, bằng các loại dung dịch phụ khoa. Việc này không chỉ giảm nguy cơ nhiễm nấm mà còn hạn chế được mùi khó chịu.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh trong giai đoạn đầu mang thai cũng cần phải cẩn thận, mẹ bầu nên lựa chọn những sản phẩm lành tính, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu cần thêm thông tin mẹ bầu có thể hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa sản.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, điều này không chỉ giúp giảm tình trạng nhiễm nấm phụ khoa mà còn ngăn được những biến cố cho thai nhi.
Nên làm gì khi bị nấm phụ khoa trong 3 tháng cuối?
3 tháng cuối là thời điểm vô cùng nhạy cảm. Khi bị nhiễm nấm phụ khoa trong giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Những thai nhi có mẹ bị nhiễm nấm âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm vùng kín bẩm sinh, trong trường hợp nặng còn có thể biến chứng thành viêm phổi, nhiễm trùng mắt bẩm sinh.
Trong giai đoạn này tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà sẽ được chỉ định điều trị uống, đặt hoặc bôi. Việc dùng thuốc sẽ được cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến bào thai và người mẹ nhất có thể.
Giữ vệ sinh vùng kín trong giai đoạn này cũng cần phải được ưu tiên. Ngoài ra các mẹ có thể tăng cường ăn rau xanh và trái cây chứa nhiều Vitamin C để tăng cường lá chắn miễn dịch, hạn chế vi nấm lây lan và phát triển.
Biện pháp phòng tránh nhiễm nấm phụ khoa khi mang thai
Mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để phòng tránh nhiễm nấm phụ khoa khi mang thai:
- Tăng cường sữa chua trong khẩu phần ăn, nhằm cân bằng hệ lợi khuẩn cho cơ thể.
- Giữ vùng kín ở trạng thái khô thoáng.
- Không sinh hoạt tình dục một cách bừa bãi, khi quan hệ cần phải sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn. Tốt nhất trong thời gian này không nên quan hệ tình dục.
- Mặc quần trong rộng rãi, thoáng mát.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh vào vùng kín, hạn chế sử dụng nước hoa vùng kín.
- Hạn chế sử dụng đường trong thời gian nhiễm nấm âm đạo, vì đường là yếu tố kích thích nấm men phát triển.
- Hạn chế mặc đồ bó sát khi đi ngủ, đồ ngủ rộng rãi sẽ khiến bạn thoải mái hơn đồng thời hạn chế được tình trạng nấm phụ khoa.
- Tắm ngay sau khi đi bơi ở hồ bơi công cộng, bởi đồ trong ẩm chính là môi trường thuận lợi để nấm phát triển.
==>> Xem thêm: Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng đầu: cách điều trị và phòng ngừa
Khi bị nhiễm nấm vùng kín, hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ, thai phụ cần đến các cơ sở y tế để khám và chẩn đoán nguyên nhân bệnh. Thai phụ bị nấm phụ khoa cần giữ vệ sinh cơ thể, tránh để vùng kín trong tình trạng ẩm ướt, vì đây chính là những điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển. Sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ đồng thời tái khám lại để đánh giá được hiệu quả điều trị. Hy vọng rằng bài viết “Bà bầu bị nấm vùng kín phải làm sao?” sẽ giúp bà bầu có biện pháp xử lý phù hợp khi gặp tình trạng này. Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi tới số 1800 9229 để được giải đáp bất kỳ thắc mắc trong thai kỳ.
Tài liệu tham khảo
1. Vaginal Discharge, nguồn WedMD, truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.
2. Prescription Treatments for Vaginal Yeast Infections, nguồn WedMD, truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2022.