Bệnh trĩ thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Khi bị trĩ sẽ khiến cho các mẹ bầu khó chịu và đau rát. Vậy bị trĩ khi mang bầu là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa bị trĩ khi mang bầu như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi trên.
Nguyên nhân nào gây ra bị trĩ khi mang thai?
Bị trĩ khi mang thai thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba, khoảng tuần 28 đối với nhiều phụ nữ. Nguyên nhân phổ biến của bệnh trĩ khi mang thai là do kích thước tử cung ngày càng lớn. Trong giai đoạn này, tử cung và lượng máu tăng lên gây áp lực lên các tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn. Kết quả là các tĩnh mạch này sưng lên, gây ra bệnh trĩ.
Thai nhi và tử cung lớn lên trong bụng mỗi ngày dẫn đến tăng áp lực dọc theo các tĩnh mạch qua hậu môn, gây viêm và sưng tấy. Bệnh trĩ cũng thường xảy ra rất phổ biến đối với những phụ nữ thường xuyên bị táo bón. Hormone thai kỳ có thể tác động tiêu cực và làm chậm hoạt động của nhu động ruột trong suốt thai kỳ, thức ăn tiêu hóa chậm dẫn tới táo bón.
Nếu phân khô hoặc rắn chắc sẽ khiến đi tiêu khó khăn. Điều này sẽ gây ra áp lực trong trực tràng và các tĩnh mạch xung quanh, khiến chúng dễ bị phình hoặc phồng lên. Nồng độ progesterone tăng cao có thể khiến các tĩnh mạch và thành tĩnh mạch giãn ra, khiến nó dễ sưng hơn. Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh trĩ trước khi mang thai thì khả năng mắc bệnh trĩ cao hơn trong thời kỳ mang thai. Bệnh trĩ sau sinh thường dễ phát triển hơn ở những phụ nữ đã từng mắc bệnh trĩ trước khi mang thai.
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên gây giãn tĩnh mạch, làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ ở bà bầu. Ngoài ra, bệnh trĩ cũng phổ biến ở những người thừa cân. Trọng lượng phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ ở phụ nữ. Khi mang thai, tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, vì những điều này góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ.
Dấu hiệu nhận biết bị trĩ khi mang bầu
Trĩ nội hình thành bên trong trực tràng. Nếu bà bầu bị trĩ nội sẽ có các triệu chứng như sau:
- Chảy máu trực tràng: Mẹ bầu có thể nhận thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
- Sa búi trĩ: Hiện tượng này xảy ra khi một búi trĩ bên trong sa ra ngoài hậu môn do rặn khi đi đại tiện. Nếu bị sa búi trĩ, bà bầu có thể bị đau và khó chịu. Áp lực từ tử cung ngày càng lớn cũng có thể khiến búi trĩ bị sa ra ngoài.
Trĩ ngoại hình thành ở bên ngoài hậu môn. Nếu bà bầu bị trĩ ngoại sẽ có thể có các triệu chứng như sau:
- Ngứa quanh hậu môn.
- Đau hoặc sưng bên ngoài hậu môn.
- Đau hậu môn hoặc đau nặng hơn khi ngồi.
==>> Xem thêm: Bà bầu bị đau lưng: lý do và một số cách giảm đau lưng khi mang thai
Bị trĩ khi mang bầu có sinh thường được không?
Việc sinh thường hay sinh mổ sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh trĩ ở mỗi mẹ bầu. Nếu như chỉ bị trĩ nhẹ thì chị em có thể đẻ thường nhưng việc đẻ thường chắc chắn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi sinh thường, do người mẹ rặn đẻ nên chắc chắn khiến các búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc khu vực bị trĩ cũng bị tổn thương nặng hơn. Vì vậy, những bà mẹ bị trĩ sau khi mới sinh xong sẽ cảm thấy đau mỗi lần đi tiêu.
Với trường hợp bà bầu bị trĩ ở mức độ nặng như búi trĩ sa ra ngoài, táo bón, ngứa hậu môn, có hiện tượng chảy máu và đã gần đến ngày dự sinh thì đẻ mổ là giải pháp tốt nhất. Như các mẹ cũng biết khi đẻ thường mẹ phải dùng nhiều sức để rặn cho em bé ra ngoài nên điều này sẽ khiến các búi trĩ lòi ra ngoài hơn. Điều này khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều trị bệnh trĩ cho bà bầu
Có thể điều trị bệnh trĩ khi mang thai bằng cách thực hiện các phương pháp chữa trị sau:
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Bà bầu cũng có thể thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà để thoát khỏi bệnh trĩ khi mang thai. Có một số cách rất hiệu quả, giúp chị em giảm đau và khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Cụ thể:
- Dầu dừa: Dầu dừa là một phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà, giúp dưỡng ẩm tự nhiên cho làn da bị nứt nẻ, kích ứng để giảm bớt sự khó chịu và các triệu chứng bệnh trĩ khác. Dầu dừa cũng có thể giúp giảm viêm tổng thể và cảm giác ngứa ngáy. Khi chọn dầu dừa, hãy chọn dầu dừa nguyên chất hữu cơ để giảm thiểu nguy cơ kích ứng.
- Giấm táo: Giấm táo không lọc, không tiệt trùng là một phương thuốc tại nhà đa năng để giảm sưng và viêm liên quan đến bệnh trĩ. Giấm táo giúp làm giảm các triệu chứng trĩ khác nhau, bao gồm đau, sưng và ngứa. Dùng tăm bông hoặc miếng bông vô trùng để thoa giấm táo lên vết trĩ.
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Đối với bệnh trĩ dai dẳng hơn, bệnh nhân có thể thấy thuyên giảm khi chườm nóng hoặc chườm lạnh vào hậu môn, giúp đạt được cảm giác thoải mái hoặc giảm đau. Một miếng gạc lạnh hoặc một túi đá được quấn trong một miếng vải có thể làm giảm sưng và đau nhưng không nên chườm lâu hơn 10 phút. Sau khi chườm lạnh, bạn có thể chườm ấm để giảm bớt.
- Nha đam (lô hội): Nha đam là một phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà tuyệt vời có thể cải thiện mức độ nghiêm trọng của nhiều triệu chứng trĩ. Gel lô hội có thể thúc đẩy quá trình phục hồi da bị tổn thương đồng thời giảm viêm tổng thể.
- Cây phỉ: Cây phỉ là một chất làm se tự nhiên có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu trong vài giờ. Thuốc không thể điều trị nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nhưng có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng khó chịu tạm thời.
- Ngâm nước ấm: ngâm mình trong nước ấm để thư giãn các cơ xung quanh khu vực trực tràng và cải thiện lưu lượng máu. Bà bầu chỉ nên sử dụng nước ấm với bồn tắm nằm và tránh nước quá nóng, vì có thể làm tổn thương trực tràng và các búi trĩ. Ngâm trong nước ấm theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng trĩ khác nhau.
==>> Xem thêm: Ợ nóng khi mang thai là gì? Cách điều điều trị ợ nóng ở bà bầu
Điều trị bệnh trĩ cho bà bầu bằng cách dùng thuốc
Khi phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ thì việc dùng thuốc bôi trĩ được nhiều chị em lựa chọn do dễ sử dụng và không gây đau đớn. Những loại thuốc bôi trĩ trên thị trường thường chứa các chất gây tê để giảm đau, khó chịu và kích ứng do bệnh trĩ gây ra. Thuốc tê cũng có thể làm dịu cảm giác ngứa và rát. Dùng khăn lau mềm để làm sạch hậu môn trước khi bôi kem trị trĩ. Trước khi chọn một loại kem bôi trĩ không kê đơn, bà bầu hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp và an toàn cho phụ nữ mang thai.
Phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bị trĩ khi mang bầu, chị em nên áp dụng để ngăn ngừa:
- Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ: Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thực phẩm toàn phần giàu chất xơ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và có thể làm giảm khả năng phát triển bệnh trĩ. Vì chúng phát triển và có thể xấu đi khi đi tiêu, nên chế độ ăn uống hàng ngày của bạn đóng một vai trò lớn trong việc tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Không được nhịn đi tiêu: Nếu bạn cảm thấy muốn đi tiêu, hãy đi vệ sinh ngay khi có thể. Việc nhịn đi đại tiện, đặc biệt là với bệnh trĩ đang hoạt động, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng táo bón và trĩ. Phân có thể khô hoặc cứng lại khi bạn đi tiêu, khiến bạn khó đi tiêu và gây căng thẳng cho trực tràng.
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai nên tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Khi ngồi hoặc đứng quá lâu, thai nhi có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng, nguy cơ bị bệnh trĩ tăng cao.
- Uống nhiều nước: Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng để có một lối sống lành mạnh. Uống đủ nước mỗi ngày cũng có thể ngăn phân của bạn không quá khô hoặc cứng, giảm khả năng bị mót rặn hoặc khó chịu. Trong khi hầu hết mọi người quen với việc uống tám cốc nước mỗi ngày, phụ nữ mang thai thường cần nhiều hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để có một lối sống lành mạnh và năng động. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát bệnh trĩ hiện có và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển thêm. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được khuyến nghị về các bài tập an toàn để thực hiện khi mang thai. Nhiều phụ nữ mang thai thấy rằng đi bộ hoặc yoga là những cách tuyệt vời để duy trì vận động khi mang thai.
- Tránh ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài: Bất cứ ai bị bệnh trĩ nên hạn chế thời gian đi vệ sinh vì ngồi lâu có thể làm tăng áp lực trực tràng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng trĩ.
- Mặc đồ lót bằng vải cotton và quần áo rộng rãi để ngăn ngừa ngứa. Quần áo bó sát có thể khiến bà bầu đổ mồ hôi, điều này sẽ làm tăng cơn đau và ngứa của búi trĩ. Bông là loại vải thoáng khí và không giữ ẩm như các chất liệu khác.
- Duy trì cân nặng: Nên tránh ăn quá no vì nó không tốt cho cấu trúc cơ thể của bạn và cả thai nhi. Thừa cân khi mang thai có thể gây béo phì cho em bé đang lớn và kết quả là bạn có thể mắc bệnh trĩ khi mang thai. Bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình sau khi sinh. Tuân theo một chế độ ăn uống do chuyên gia dinh dưỡng chỉ định, là điều rất cần thiết trong giai đoạn quan trọng. Không nên tăng cân quá nhiều khi mang thai vì sẽ gây áp lực lên trực tràng, tăng nguy cơ bị bệnh trĩ khi mang thai.
Phụ nữ bị trĩ khi mang bầu là một vấn đề rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Có rất nhiều cách khác nhau để điều trị bệnh trĩ một cách an toàn cho bà bầu và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp được cho các mẹ nhiều thông tin hữu ích trong hành trình làm mẹ. Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc gọi tới số 1800 9229 để được giải đáp bất kỳ thắc mắc trong thai kỳ.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Natalie Silver và Kirsten Nunez, What to Know About Pregnancy Hemorrhoids, Healthline, đăng vào ngày 30 tháng 11 năm 2021.Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.