Sau khi sinh, cơ thể thai phụ thường rất yếu nên cần phải có chế độ kiêng khem đúng cách. Thế nhưng do chủ quan nên nhiều chị em đã phải gánh chịu hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh như mắc các bệnh hậu sản, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia Sản khoa, quá trình hồi phục sau sinh không chỉ trong vài ngày mà có thể phải mất vài tháng để phục hồi hoàn toàn.
Lý do chị em cần kiêng cữ sau sinh
Mặc dù sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể người mẹ rất yếu nên cần kiêng cữ sau sinh. Việc kiêng khem đúng cách và khoa học sẽ giúp các mẹ phòng ngừa các bệnh như viêm nhiễm sau sinh, rách vết rạch tầng sinh môn, vết mổ vùng bụng, tránh biến chứng hậu sản…
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ nên ở cữ 100 ngày, ở trong phòng kín, kiêng gió, kiêng tắm, kiêng vận động, không làm việc, kiêng quan hệ tình dục… Thế nhưng theo ý kiến của các chuyên gia Sản khoa, sản phụ chỉ cần kiêng 1 tháng để hồi phục dần sức khỏe. Sau thời gian 1 tháng có thể hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày và có thể tự chăm sóc em bé.
>>> Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh thường đúng cách giúp mẹ khỏe con ngoan
Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh – Biết để tránh
Thực tế cho thấy, bên cạnh những phụ nữ tuân thủ theo đúng áp dụng chế độ kiêng cữ hàng ngày thì cũng có nhiều trường hợp chủ quan không kiêng khem đúng cách. Vì thế mà gặp phải một số vấn đề về sức khỏe sau sinh như:
– Suy nhược cơ thể: Do không nghỉ ngơi mà lao động ngay chỉ sau vài ngày sinh em bé nên dẫn tới cơ thể suy nhược, sức khỏe giảm sút. Lúc này chị em dễ mắc phải những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, đau nhức xương khớp.
– Thiếu máu trầm trọng: Trong quá trình sinh đẻ, chị em sẽ bị mất nhiều máu nên nếu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống thiếu chất sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Biểu hiện của thiếu máu sau sinh thường thấy là hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, nhợt nhạt, thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ…
– Dễ mắc nhiều bệnh: Đây cũng là hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh. Sức đề kháng suy yếu nên nếu không kiêng cữ có thể dễ mắc một số bệnh về xương khớp như đau nhức tay, chân, hông, khớp háng, cột sống…; bệnh ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, trĩ…; bệnh ở não như rối loạn tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, hay quên…
– Sa âm đạo hoặc trực tràng: Nếu làm việc quá sớm sau sinh, không kiêng bê vác, làm việc nặng hoặc không chú ý nghỉ ngơi có thể gây hậu quả sa âm đạo hoặc sa trực tràng. Biểu hiện của tình trạng này là đau vùng bụng dưới, xì hơi không tự chủ.
– Sa tử cung: Vận động sớm và không nghỉ ngơi sau sinh cũng gây ra tình trạng sa tử cung, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em sau này. Tình trạng sa tử cung diễn ra với các cơn đau tức ở vùng kín, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt vợ chồng.
– Viêm nhiễm, tổn thương vùng kín: Thông thường ở mẹ sinh thường, thời gian kiêng quan hệ tình dục sẽ lâu hơn chị em đẻ mổ. Tuy nhiên theo các bác sĩ, thời gian quan hệ vợ chồng trở lại sau sinh khoảng 4-6 tuần. Nếu không kiêng quan hệ vợ chồng sẽ khiến vùng kín bị tổn thương dễ viêm nhiễm, đau hoặc chảy máu.
– Dễ bị nhiễm lạnh: Cơ thể chị em sau sinh rất yếu nên được khuyên cần kiêng gió, kiêng tắm gội. Tuy nhiên các mẹ không cần kiêng tắm, có thể lau người bằng nước ấm hoặc các lá tắm.
Nhiều chị em chủ quan không kiêng gió hoặc do sinh vào mùa hè nóng nực hoặc sinh con vào mùa đông nhưng không chịu giữ ấm cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ sau này, làm cơ thể dễ nhiễm lạnh và yếu khi thời tiết chuyển mùa.
– Tâm lý bị ảnh hưởng: Trong thời gian kiêng cữ, thay vì thoải mái tư tưởng thì nhiều mẹ lại suy nghĩ nhiều, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, stress. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe.
>>> Xem thêm: Nắm lòng kiêng cữ sau đẻ mổ để nhanh hồi phục sức khỏe
Cách ngăn ngừa hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Để tránh hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh ảnh hưởng tới sức khỏe, chị em cần chú ý:
– Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thời gian ở cữ sẽ giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Theo đó, mẹ sau sinh nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, các thực phẩm giàu đạm, protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, thịt bò…; Bên cạnh đó cần tránh những thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm tươi sống…
– Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, các mẹ cần nghỉ ngơi nhiều và không làm việc sớm, làm việc nặng để tránh đau nhức xương khớp. Cần chú ý ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể sảng khoái, khỏe mạnh, nhanh phục hồi. Chị em có thể thu xếp thời gian nghỉ ngơi hoặc nhờ người hỗ trợ để đảm bảo ngủ đủ giấc trong ngày.
– Duy trì tinh thần thoải mái: Các mẹ sau sinh nên hạn chế nghĩ ngợi nhiều, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để cơ thể sớm hồi phục. Nếu con quấy khóc, mình mẹ vất vả thì có thể áp dụng thêm các biện pháp thư giãn tinh thần như nghe nhạc hoặc vận động hàng ngày, ra ngoài hít thở không khí trong lành để tinh thần sảng khoái.
– Kiêng quan hệ tình dục: Sau sinh, cơ quan sinh dục còn chưa bình phục hoàn toàn, cần 4-6 tuần sau sinh mới bắt đầu trở lại “cuộc yêu”. Do đó các mẹ cần chú ý đúng thời gian kiêng cữ để sức khỏe hoàn toàn ổn định, khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, để nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, đảm bảo nguồn sữa mẹ đầy đủ dưỡng chất, các mẹ có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe PregEU. Bộ đôi viên uống tổng hợp PregEU không chỉ phù hợp với phụ nữ đang mang thai mà còn phù hợp với phụ nữ cho con bú chán ăn, mệt mỏi, chế độ dinh dưỡng kém cần bồi bổ, tăng cường sức khỏe.
Không kiêng cữ sau sinh sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ sau này. Vì thế, bài viết hữu ích trên sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để kiêng khem đúng cách sau sinh, đồng thời có một cơ thể khỏe mạnh, đủ chất cho bé bú mẹ khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn thêm về hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh, vui lòng liên hệ hotline miễn cước 18009229 để được các Dược sĩ chuyên môn của Dược Tín Phong tư vấn các mẹ nhé!
Nguồn tham khảo
- Recovering from Delivery. Familydoctor. Truy cập ngày 1/6/2022
- Warning signs of health problems after birth. Marchofdimes. Truy cập ngày 1/6/2022