Xử trí chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng phổ biến mà chị em sẽ gặp phải khi mang thai. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu xảy ra tình trạng chóng mặt buồn nôn ở những tháng cuối? Nó có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không? Có những biện pháp nào giúp khắc phục tình trạng này? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi này.

Tại sao bà bầu lại chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối?

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với các mẹ do đây là giai đoạn chuẩn bị cho em bé chào đời. Khi chuyển sang giai đoạn này, nhiều chị em thường bị chóng mặt buồn nôn. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu gặp tình trạng chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối?

Do thiếu máu

Mang thai ba tháng cuối là thời điểm em bé phát triển cả về cân nặng và kích thước. Khi thai nhi trong bụng mẹ càng lớn thì người mẹ cũng sẽ cần một lượng máu nhiều hơn để nuôi dưỡng em bé. Nhiều mẹ bầu chủ quan nghĩ rằng việc bổ sung thêm sắt chỉ cần ở giai đoạn trước của thai kỳ còn giai đoạn cuối thì không cần nên dẫn tới việc bị thiếu máu. Khi thiếu máu sẽ dẫn tới hiện tượng não thiếu oxy. Đây cũng là lý do khiến bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối.

Tư thế nằm ngửa khiến mẹ bầu chóng mặt

Tư thế nằm ngửa cũng là một trong những lý do khiến mẹ bầu bị chóng mặt, nó gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Khi mẹ nằm ngửa trong lúc ngủ hoặc lúc nghỉ ngơi, trọng lượng của thai nhi sẽ tác động chèn ép lên các mạch máu của chị em. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu, khi máu lưu thông kém thì sẽ gây chóng mặt. Ngoài bị chóng mặt thì mẹ bầu còn có thể cảm thấy tim mình đập nhanh hơn bình thường, cảm giác khó thở và cũng có thể là cảm thấy buồn nôn…

Bà bầu nằm ngửa khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi
Bà bầu nằm ngửa khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi

Thiếu chất dinh dưỡng

Nếu cơ thể mẹ thiếu chất dinh dưỡng hoặc mẹ bầu để cho bản thân quá đói thì sẽ có thể bị hạ đường huyết. Việc hạ đường huyết này sẽ dẫn đến bị chóng mặt, buồn nôn. Mẹ hãy chú ý đừng để thiếu chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Thay đổi tư thế quá nhanh

Khi bà bầu ngồi một tư thế quá lâu sẽ khiến máu dồn tập trung về phía chân. Vì vậy, nếu như đang ngồi lâu mà mẹ đứng lên một cách đột ngột sẽ khiến cơ thể chưa kịp điều chỉnh, máu sẽ không kịp vận chuyển về tim lên não nên khiến huyết áp của các mẹ bị giảm đột ngột. Điều này dẫn tới bà bầu bị chóng mặt. Do đó, các mẹ nên lưu ý hãy đứng lên ngồi xuống một cách từ từ để máu lưu thông đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

==>> Xem thêm: Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào, khi nào kết thúc? Cách khắc phục

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?

Việc bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu hiện tượng này có nguy hiểm hay không và có sự ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường thì hiện tượng này sẽ không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng khi mẹ biết cách chăm sóc cơ thể để hạn chế nó.

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi không?
Chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ có gây ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi không?

Tình trạng chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối khiến nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng này lo lắng, không biết liệu có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì hiện tượng này không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nếu như mẹ biết cách chăm sóc cơ thể.

Chỉ riêng trường hợp mẹ bị chóng mặt buồn nôn mà có kèm theo các biểu hiện khác như mờ mắt, hoa mắt, ngất xỉu hay khó thở thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán sức khỏe. Vì có thể những trường hợp này gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Biện pháp giúp giảm chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối

Hiện tượng chóng mặt buồn nôn khi mang thai ba tháng cuối nếu kéo dài quá lâu sẽ khiến nhiều mẹ bầu bị khó chịu, mệt mỏi. Để khắc phục được hiện tượng bị chóng mặt buồn nôn khi mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ thì mẹ bầu có thể thực hiện theo hướng dẫn phía dưới:

  • Hãy luôn bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để tránh xảy ra mất nước. Nhưng lưu ý không uống nhiều nước vào ban đêm vì sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều dẫn đến mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Không sử dụng caffeine hay chất cồn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa sắt và canxi vào bữa ăn để phòng tránh thiếu máu, thiếu sắt.
Chế độ ăn giàu sắt để giảm giảm chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối
Chế độ ăn giàu sắt để giảm giảm chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối
  • Không tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Không nằm ở tư thế nằm ngửa quá lâu. Hãy nằm nghiêng cơ thể sang bên trái và sử dụng gối ôm để giữ cơ thể ổn định và giúp mẹ kê cao chân hơn nên máu lưu thông tốt.
  • Không đứng, ngồi hoặc nằm ngửa quá lâu. Nên nằm nghiêng về bên trái và sử dụng gối ôm để có tư thế nằm ổn định, máu lưu thông tốt.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh ăn nhiều quá dẫn đến nôn ói. Cũng như không để bản thân đói quá sẽ dẫn tới tụt đường huyết gây chóng mặt.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi để mặc, loại vải thấm hút mồ hôi tốt để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Nên vận động thường xuyên, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga hoặc đi bộ dạo quanh nhà để tăng cường sức khỏe.
  • Không nên ăn các loại đồ ăn dễ gây buồn nôn, nôn mửa. Hãy bỏ một ít bánh quy trong túi mỗi khi đi ra ngoài để khi nào mẹ thấy đói có thể lấy ra sử dụng. Điều này cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị chóng mặt buồn nôn do nguyên nhân tụt đường huyết.

==>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu ốm nghén: nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp mẹ bầu hiểu hơn được lý do tại sao lại có hiện tượng chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối cũng như giúp các mẹ có cách xử lý phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong thai kỳ hãy liên hệ tổng đài 1800 9229 (miễn phí cước) để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Natalie Silver, What Causes Dizziness in Pregnancy?, Healthline, đăng ngày 7 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.

2. Tác giả: Sarah Bradley, What to Expect at 3 Months Pregnant, Healthline, đăng ngày 29 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

TPBVSK Nhỏ giọt Wizee D3K2

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 195,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ giọtQuy cách đóng gói: Chai 25ml
Thêm vào giỏ hàng