Tại sao buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9, có nguy hiểm không?

Tình trạng buồn nôn khi mang thai thường gặp ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, có mẹ bầu lại buồn nôn ở tháng thứ 9. Vậy buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm hay không? Liệu có gây ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9

Một trong những triệu chứng thường gặp của ốm nghén là buồn nôn. Thường xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên của thai kỳ và sau đó vào khoảng tuần 14 trở đi sẽ hết dần. Tuy nhiên, một số chị em lại gặp tình trạng này kéo dài đến tận giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Nguyên nhân gây buồn nôn ở tháng 9 đa phần xuất phát từ bên trong, có thể là do sự thay đổi các hormone trong cơ thể mẹ bầu, có thể là do hệ tiêu hóa hoặc đó cũng có thể là dấu hiệu của sinh sớm. Cụ thể:

Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit dạ dày, ợ nóng có thể gây ra chứng buồn nôn cho mẹ bầu ở tháng thứ 9. Ở những tháng cuối, cơ thể người mẹ có sự thay đổi hormone mạnh để chuẩn bị cho em bé chào đời. Sự thay đổi hormone này dẫn tới làm giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, do đó có thể dẫn tới buồn nôn. Nếu mẹ bầu buồn nôn ở tháng thứ 9 do nguyên nhân ợ nóng thì không đáng lo lắng.

Trào ngược acid dạ dày là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn tháng thứ 9
Trào ngược acid dạ dày là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn tháng thứ 9

Chứng tiền sản giật

Bệnh tiền sản giật có thể xuất hiện ở mẹ bầu vào lúc thai nhi đủ 20 tuần tuổi trở lên. Nếu mẹ bầu bị buồn nôn ở tháng thứ 9 có kèm theo các biểu hiện khác như đau bụng, đau đầu, mặt nặng hoặc rối loạn thị giác thì mẹ bầu cần chú ý. Đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Bệnh này gây nguy hiểm đến cả tính mạng của mẹ và bé. Cần chú ý theo dõi để nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh mà chữa trị kịp thời.

Sự thay đổi hormone

Ở ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ thường có sự thay đổi nồng độ hormone mạnh trong cơ thể người mẹ. Điều này sẽ gây mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Và sự thay đổi hormone này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 9 bị buồn nôn.

Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi

Ở những tháng cuối cùng của thai kỳ, cân nặng cũng như kích thước của thai nhi trong bụng càng tăng nhanh. Điều này dẫn đến đè nặng lên các cơ quan khác như ruột, dạ dày nên khiến các mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn và ợ nóng. Đồng thời, còn làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn từ dạ dày vào ruột non nên nhiều mẹ bầu còn bị táo bón..

Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi cũng nguyên nhân gây nôn nghén ở tháng thứ 9
Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi cũng nguyên nhân gây nôn nghén ở tháng thứ 9

==>> Xem thêm: Mang thai không nghén có sao không? Không nghén là tốt hay xấu?

Dấu hiệu chuyển dạ sớm

Mẹ bầu bị buồn nôn vào tháng thứ 9 có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Bạn cần chú ý theo dõi cơ thể, nếu như ngoài triệu chứng buồn nôn còn kèm các biểu hiện như chuột rút, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo hay tăng áp lực khung chậu thì đó có thể là mẹ đang chuẩn bị chuyển dạ.

Mẹ bầu ăn quá nhiều

Ở tháng cuối tử cung của người mẹ càng ngày càng phát triển nên dẫn tới đè lên dạ dày. Vì vậy, dạ dày còn lại ít không gian để chứa thức ăn. Nhưng tháng thứ 9 là thời điểm thai nhi sắp chào đời nên nhiều mẹ nôn nóng muốn tăng cân cho thai nhi nên ăn quá nhiều. Dạ dày bé mà mẹ lại ăn quá nhiều nên sẽ dẫn đến buồn nôn. Thêm nữa, việc ăn quá nhiều vào một bữa ăn dẫn tới bà bầu bị khó tiêu nên dẫn tới chứng khó tiêu, ợ chua và buồn nôn.

Bà bầu bị buồn nôn ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Buồn nôn do thai nghén ở ba tháng đầu thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé. Tuy nhiên nếu mẹ bị buồn nôn vào tháng thứ 9 thì cần nên cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bà bầu bị buồn nôn ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không?
Bà bầu bị buồn nôn ở tháng thứ 9 có nguy hiểm không?

Nếu buồn nôn đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn hãy đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để khám, cụ thể:

  • Mẹ bầu buồn nôn, nôn mửa liên lục, nôn tới mức mẹ không thể ăn uống được bất kỳ thứ gì.
  • Mẹ quan sát nếu chất nôn có màu nâu hoặc có vết máu thì cần đi khám ngay.
  • Thấy thai nhi giảm cử động.
  • Luôn ăn không thấy ngon và cân nặng giảm nhanh.
  • Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt nhưng không rõ nguyên nhân do đâu.
  • Người luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc có thể ngất xỉu.
  • Đi tiểu ít hơn so với bình thường.
  • Nhịp tim của bà bầu tăng nhanh.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Phụ nữ mang thai có thể khắc phục tình trạng nôn nghén ở tháng thứ 9 bằng cách thực hiện chế độ ăn kiêng hoặc thay đổi lối sống, sinh hoạt để giảm nguy cơ nôn mửa. Cụ thể:

Một số biện pháp khắc phục tình trạng buồn nôn khi mang thai ở tháng thứ 9
Một số biện pháp khắc phục tình trạng buồn nôn khi mang thai ở tháng thứ 9
  • Ăn nhiều bữa nhỏ một ngày thay vì ba bữa lớn.
  • Tránh những mùi gây cảm giác buồn nôn.
  • Uống vitamin trước khi sinh.
  • Uống nước gừng.
  • Uống nước thường xuyên
  • Ăn bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng khô.
  • Nếu các biện pháp trên không làm thuyên giảm tình trạng nôn nghén thì mẹ bầu có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc giảm acid trong dạ dày. Hoặc có thể mẹ bầu phải dùng đến thuốc chống nôn. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào bạn sử dụng đều phải có chỉ định của bác sĩ.

==>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu ốm nghén: nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9. Nếu như triệu chứng buồn nôn, nôn mửa kéo dài liên tục thì có thể sẽ khiến mẹ bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này dẫn tới thai nhi trong bụng bị suy dinh dưỡng. Nhiều trường hợp có thể dẫn tới sinh non, đặc biệt là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ qua tổng đài 1800 9229 miễn phí cước để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Sarah Bradley, What to Expect at 3 Months Pregnant, Healthline, đăng ngày 29 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng