Mang thai là thời điểm nhạy cảm của đa số các phụ nữ, ở giai đoạn này nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khá nhiều nên hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu có thể bị giảm đi. Do đó các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus luôn đe dọa, rình rập khiến cho phụ nữ đang mang thai dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm. Vắc xin là một biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa những bệnh này. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc các mũi tiêm trước bầu mà mẹ bầu nào cũng cần được tiêm.
Bạn cần phải tiêm các mũi tiêm trước bầu nào?
Giai đoạn trước khi mang thai là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch cho việc chủng ngừa cho bạn. Điều này không những bảo vệ cho bạn mà cho cả em bé của bạn. Sau đây là một số loại vắc xin nên tiêm trước khi mang thai bạn nên tham khảo:
Vắc xin cúm
Cúm là một bệnh khá phổ biến nó thường xảy ra theo mùa và bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này. Đặc biệt ở phụ nữ có thai có hệ miễn dịch yếu hơn những người bình thường thường dễ mắc phải. Khi mẹ bầu bị cảm cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu thì thai nhi dễ bị các dị tật bẩm sinh. Vì vậy việc tiêm phòng cúm trước khi mang thai sẽ giúp bạn tạo ra kháng thể chống lại cảm cúm, ngoài ra khi em bé sinh ra cũng có kháng thể nhận từ mẹ đã tiêm phòng cúm giúp bảo vệ bé những tháng đầu đời. Thời điểm tiêm phòng cúm thích hợp nhất là trước 3 tháng khi mang thai và tối thiểu cách 1 tháng. Vắc xin cúm có 2 dạng: tiêm đơn liều dạng bất hoạt và phun sương qua đường mũi (LAIV, Flumist) dạng sống. Tuy nhiên nếu bạn thuộc đối tượng đã mang thai thì bạn có thể tiêm phòng cúm ở dạng bất hoạt.
Vắc xin 3 trong 1 sởi – quai bị – rubella (MMR)
Với tình trạng bùng phát dịch sởi toàn cầu đang diễn ra, khi phụ nữ mang thai mắc các bệnh này sẽ dễ dẫn đến nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên đánh giá khả năng miễn dịch với các bệnh này trước khi mang thai. Bạn sẽ được kiểm tra xem xét lại hồ sơ tiêm chủng và xác định xem bạn đã tiêm đủ số lượng vắc xin MMR chưa. Nếu không nhớ rõ hoặc không tìm thấy trong hồ sơ chủng ngừa của bạn, bạn sẽ được xét nghiệm máu để đánh giá khả năng miễn dịch và tiêm nhắc lại. Vắc xin MMR là một loại vắc xin virus sống đã làm giảm độc lực (làm suy yếu). Sau khi tiêm phòng, CDC khuyến cáo nên đợi ít nhất 1 tháng trước khi muốn mang thai vì đây là một loại vắc xin dạng sống gây ảnh hưởng cho thai nhi. Lưu ý trước khi tiêm phòng, bạn cần thử thai để chắc chắn rằng bạn không đang mang thai, vắc xin này tuyệt đối không được tiêm cho phụ nữ mang thai.
===>>> Xem thêm: Khi mang bầu cần tiêm những mũi gì để bảo vệ cho mẹ và bé?
Vắc xin Varicella zoster virus (VZV)
Thủy đậu là một bệnh lây truyền khá nhanh, nó có thể lây từ người bệnh sang người lành khi các nốt mụn nước của người mang bệnh tiếp xúc với người lành hoặc khi người bệnh ho, hắt hơi virus Varicella zoster cũng có thể truyền sang. Ở người khỏe mạnh khi nhiễm virus này thường khá lành tính và nhanh khỏi. Còn ở trẻ sơ sinh, người già, những phụ nữ mang thai có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm như viêm phổi, viêm não. Do vậy các mẹ cần tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ cho mẹ và em bé. Vắc xin VZV là vắc xin virus sống đã giảm độc lực nên không được tiêm trong thời kì mang thai, do vậy cần tiêm cách 3 tháng hoặc ít nhất 1 tháng trước khi muốn có thai.
Vắc xin HPV
Virus HPV là loại virus gây ra u nhú cơ quan sinh dục, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung. Bệnh được lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, khả năng lây truyền từ mẹ sang con là rất thấp. Vắc xin HPV giúp ngăn ngừa nhiễm trùng HPV và những bệnh lý khác liên quan đến HPV. Theo khuyến cáo thanh thiếu niên từ 9 – 26 tuổi nên tiêm phòng, những người từ 27 đến 45 tuổi cũng có thể tiêm nhưng hiệu quả phòng ngừa không cao. Vắc-xin HPV không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai vì vậy trước khi đi tiêm chủng khuyến cáo nên thử thai để biết mình đã có thai chưa.
Vắc xin Viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh do virus HBV gây ra, hiện nay nó là nguyên nhân hàng đầu gây ra xơ gan và ung thư gan. Bệnh thường diễn ra âm thầm, khi nhẹ chưa có biểu hiện triệu chứng và nó được lây truyền qua đường máu, đường tình dục và cả đường từ mẹ sang con. Trong thời gian mang thai vì một lý do gì đó mẹ bầu bị mắc bệnh viêm gan B hoặc mẹ đã bị nhiễm viêm gan B trước đó thì khả năng lây truyền virus HBV cho con đến 50%. Do vậy, đối với phụ nữ chưa nhiễm HBV thì nên tiêm phòng vắc xin để bảo vệ cho mẹ và thai nhi. Ngược lại nếu đã từng bị nhiễm viêm gan B trước khi mang thai thì không cần tiêm chủng nữa. Thay vào đó nên kiểm tra định lượng virus HBV có trong tế bào gan, xem hàm lượng nó là bao nhiêu để được chỉ định đưa ra phác đồ điều trị phù hợp giúp an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
===>>> Xem thêm: Có nên tiêm vắc xin viêm gan B trước khi mang thai không?
Một số quan niệm không đúng về vắc xin
Có một số người vẫn còn đang nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin trong khi vắc xin được ví như một công cụ cứu sống. Sau đây là một số quan niệm không đúng về vắc xin được lan truyền:
- “Sau khi tiêm phòng cúm tôi đã bị mắc bệnh cúm”. Thông thường sau khi tiêm, có thể xuất hiện các biểu hiện khá giống với triệu chứng khi mắc bệnh cúm như đau nhức toàn thân, mệt mỏi, sốt. Bạn cần biết, đây là dấu hiệu của hệ thống miễn dịch đang hoạt động để đáp ứng với vắc xin. Ngoài ra, vắc xin cúm được sản xuất từ một loại virus đã bị bất hoạt nên không thể nhiễm bệnh cúm sau khi tiêm được.
- Một số người cho rằng “bản thân còn trẻ nên sức đề kháng cao có thể chống chọi lại virus cúm, vì vậy không cần tiêm phòng cúm”. Có thể bạn chưa biết, có những trường hợp phụ nữ mang thai khỏe mạnh nhiễm virus cúm gây ra các biến chứng nặng và tử vong.
- “Vắc xin chủng ngừa có nguy cơ cho thai nhi”. Các loại vắc xin khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả do vậy bạn có thể tiêm phòng như vắc xin cúm dạng bất hoạt trong thời gian mang thai.
Trên đây là những thông tin đầy đủ về các mũi tiêm trước bầu bạn nên tiêm, do đó bạn nên tham khảo để lên kế hoạch tiêm phòng trước sinh cho mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại thông tin cá nhân hoặc liên hệ trực tiếp vào tổng đài miễn phí cước 1800 9229 để được giải đáp.
Nguồn tham khảo
1. Vaccines for women: Before conception, during pregnancy, and after a birth By Ilona T. Goldfarb, MD, MPH January 15, 2020. Truy cập ngày 24/06/2022.
2. CDC, Vaccines Before Pregnancy, www.cdc.gov. Truy cập ngày 24/06/2022.