Ốm nghén là tình trạng đại đa số bà bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Có bà bầu ốm nghén nhiều, có bà bầu ốm nghén ít và cũng có trường hợp không ốm nghén. Vậy mang thai không nghén có sao không? Mang thai nghén hay không nghén mới là tốt? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi trên.
Tìm hiểu hiện tượng ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén là tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ có thai. Phụ nữ mang thai bị ốm nghén được hiểu đơn giản là xảy ra các tình trạng buồn nôn, nôn mửa, bụng cảm thấy khó chịu. Các tình trạng này xảy ra nhiều lần trong ngày. Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén từ tuần thứ 4 – tuần thứ 6 của thai kỳ.
Ốm nghén sẽ thuyên giảm sau khoảng 14 tuần mang thai. Tuy nhiên, có một số trường hợp lại diễn biến ốm nghén nặng hơn, khó kiểm soát, kéo dài trong vài tuần hoặc trong suốt cả thai kỳ. Nếu bị ốm nghén kéo dài trong suốt cả thai kỳ thì mẹ bầu cần nên lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Mang thai không nghén có sao không?
Mang thai không nghén là tình trạng nhiều chị em gặp phải trong quá trình mang thai. Vậy bầu không nghén có sao không? Khi thấy mình lạ hơn số đông thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Câu trả lời là hoàn toàn không sao, mang thai không nghén là biểu hiện bình thường. Cơ thể mỗi người khác nhau nên các biểu hiện khi mang thai cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau. Nghén được xem là triệu chứng mang thai thường gặp nhưng không phải ai mang thai cũng sẽ ốm nghén.
Mang thai không bị nghén có thể được lý giải như sau: thai phụ có sức khỏe tốt, cơ thể có thể thích nghi với sự thay đổi của hormone hCG, Estrogen và các loại hormone khác xuất hiện trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ nên có thể sẽ không xảy ra nghén. Hoặc có thể ốm nghén là cách cơ thể mẹ bảo vệ thai nhi khỏi các chất độc và thực phẩm nguy hiểm tiềm ẩn trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Nghén hay không nghén là tốt? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Các bác sĩ sản khoa cho rằng, bà bầu bị nghén hay không bị nghén thì đều bình thường. Tuy nhiên, một vài bà bầu không nghén cho thấy rằng họ có nồng độ hormone hCG thấp hơn so với bình thường và có thể có nguy cơ sảy thai. Các chị em cần đi khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
==>> Xem thêm: Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào, khi nào kết thúc? Cách khắc phục
Tại sao mang thai không nghén?
Trong quá trình mang thai, nhiều chị em không bị nghén do các nguyên nhân sau:
- Nhiều chị em hồi hộp không biết liệu mình đã có thai hay chưa nên khi chu kỳ kinh nguyệt chậm từ 1 đến 2 tuần là chị em đã dùng biện pháp thử thai. Kết quả cho thấy đã có thai nhưng khi đấy thai chỉ mới được 1 – 2 tuần nên các mẹ chưa cảm nhận được các dấu hiệu mang thai và mẹ chưa bị ốm nghén.
- Với các mẹ bầu đã đi khám và làm các xét nghiệm, nhận được thông báo chính xác từ bác sĩ là mình đã mang thai nhưng không thấy xuất hiện nghén. Điều này hết sức bình thường, mẹ đừng quá lo lắng. Do cơ thể nhiều mẹ có khả năng thích nghi rất tốt với sự thay đổi của hormone trong quá trình mang thai. Nhờ vậy mà mẹ không xảy ra tình trạng nghén.
- Đôi khi có thể mẹ bầu lại có các triệu chứng nghén khác với thông thường (mệt mỏi, nôn, ăn không ăn, mất ngủ,…) mà lại đang mang các dấu hiệu tích cực như: sức khỏe tốt, ăn uống ngon miệng, sinh lực tốt hơn so với bình thường.
- Nhiều bà bầu quá bận rộn với công việc và gia đình, suy nghĩ của bà mẹ bị chi phối vào những điều này nên có thể sẽ không còn nghĩ đến cảm giác nôn mửa hay buồn nôn. Hoặc cũng có thể mẹ chưa hiểu hết về các vấn đề ốm nghén khi mang thai nên không thể nhận ra được các dấu hiệu này.
Không nghén là dấu hiệu nhận biết mang bầu bé trai hay gái?
Vấn đề không nghén liệu có phải là dấu hiệu giúp các mẹ nhận biết mình đang mang thai con trai hay con gái hay không? đang được rất nhiều người quan tâm. Khi mang thai bé gái, cơ thể mẹ thường có nồng độ hormone hCG cao nên khiến các mẹ buồn nôn, nôn mửa trong thời đầu của thai kỳ. Nên nhiều người cho rằng việc mẹ mang bầu con gái sẽ nghén nhiều còn mang bầu con trai sẽ nghén ít hoặc không nghén.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thấy dấu hiệu ốm nghén hay không giúp xác định giới tính thai nhi. Tất cả những điều trên đều là những suy đoán theo kinh nghiệm dân gian. Do đó, muốn biết mình đang mang thai trai hay gái thì khi thai nhi được 3 tháng thì mẹ đi siêu âm hoặc làm xét nghiệm nhiễm sắc thể để dự đoán chính xác hơn (với độ chính xác khoảng 70%). Còn khi siêu âm ở tháng thứ 4 thì độ chính xác sẽ đạt được 100%. Do đó, những mẹ đang có ý định mua sắm quần áo, đồ dùng cho con của mình thì hãy đợi thai nhi được 4 hoặc 5 tháng, biết chắc chắn giới tính của con đã nhé.
==>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu ốm nghén: nên ăn gì và không nên ăn gì?
Hy vọng qua bài viết của chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu giải đáp được câu hỏi “Mang thai không nghén có sao không?”. Nếu mang thai không nghén mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy cảm thấy mừng vì không phải trải qua cảm giác này. Hãy ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và khám thai định kỳ đầy đủ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ qua tổng đài 1800 9229 được miễn phí cước gọi khi có bất kỳ thắc mắc nào.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Catherine Crider, No Morning Sickness? You Don’t Need to Worry, Healthline, đăng ngày ngày 18 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.