[Giải đáp thắc mắc] Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai không?

Táo bón là một bệnh lý đường tiêu hóa rất thường gặp trong thời kỳ mang thai. Với các triệu chứng như, đầy bụng, khó đi ngoài, buồn nôn,… Các triệu chứng này cũng khá giống với một số biểu hiện ban đầu khi mang thai. Vậy táo bón có phải là dấu hiệu mang thai hay không? và dấu hiệu nhận biết mang thai sớm là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Những dấu hiệu phát hiện mang thai sớm là gì?

Những biểu hiện ban đầu của quá trình mang thai với mỗi người là rất khác nhau, thậm chí có những người không có bất cứ dấu hiệu nào. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình mà thai phụ có thể gặp:

  • Ngực trở nên căng tức, hoặc đau: Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng đột ngột của hormone progesterone và hormone estrogen. Các nội tiết tố này sẽ kích thích tuyến sữa và mô mỡ quanh ngực của thai phụ phát triển, từ đó sẽ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu. Khi mang thai lượng máu dồn về ngực lớn, kết hợp với sự phát triển của thai nhi cũng sẽ gây ra áp lực rất lớn nên vùng ngực.
  • Đầy hơi, khó tiêu: hormone progesterone tăng sinh khiến cho hệ giảm nhu động ruột, từ đó khiến cho bộ máy tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, gây ra tình trạng đầy hơi.
  • Buồn nôn: trong những tuần đầu thụ thai lượng estrogen trong cơ thể người mẹ tăng cao, gây ra các ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa gây ra chứng buồn nôn.
  • Mệt mỏi: tiêu hóa kém, và nhu cầu năng lượng lớn trong giai đoạn mang thai rất dễ khiến cho bà mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi uể oải.
Chị em phụ nữ dựa vào triệu chứng nào để nhận biết mang thai sớm
Chị em phụ nữ dựa vào triệu chứng nào để nhận biết mang thai sớm?
  • Chảy máu nhẹ: tình trạng này còn được biết đến với tên khác là máu báo thai. Tình trạng này xuất hiện vào thời gian đầu của thai kỳ, khi phôi thai di chuyển đến tử cung, khiến tử cung bị tổn thương, bong tróc và sau đó bị đẩy ra ngoài cơ thể. Máu báo thai thường có màu nhạt (huyết hồng), thường xảy ra trong vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài đến 2 ngày.
  • Chuột rút: điển hình là tình trạng co cứng đột ngột các cơ, tình trạng đau tương tự như bị đau bụng kinh.
  • Táo bón: cũng như đầy hơi trong thai kỳ là do sự tăng lên của hormone progesterone, khiến bộ máy tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Phân di chuyển chậm, tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón.
  • Trễ kinh: Sau khi thụ thai, quá trình rụng trứng sẽ không tiếp tục diễn ra nữa, nên dẫn đến tình trạng này. Nếu bị trễ kinh từ 7-10 ngày thì bạn nên mua que thử thai để kiểm tra.
  • Tình trạng thay đổi vị giác, nhạy cảm với mùi vị cũng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Táo bón liệu có phải là dấu hiệu mang thai hay không?

Táo bón là một tình trạng bệnh lý về tiêu hóa phổ biến và nó cũng thường gặp trong thai kỳ với các triệu chứng điển hình sau:

  • Phân khô và cứng, khiến người bệnh khó đi ngoài.
  • Són phân, hoặc có khối phân lớn trong trực tràng.
  • Đi ngoài ít hơn 3 lần trên một tuần.

Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai hay không? Điều này thì chưa chắc, mặc dù táo bón rất thường gặp trong thai kỳ nhưng không phải mẹ bầu nào cũng gặp phải. Để xem mình có mang thai hay không thì thai phụ cần mua que thử để xét nghiệm nước tiểu tại nhà, hoặc đến cơ sở y tế thăm khám.

Cần mua que thử thai để có thể chắc chắn liệu đã mang thai hay không?
Cần mua que thử thai để có thể chắc chắn liệu đã mang thai hay không?

Khi mang thai lượng hormone progesterone tăng lên, loại nội tiết tố này có vai trò kích thích sự phát triển của thai, cũng như giúp thai nhi được ổn định hơn. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người mẹ, khiến các thức ăn đi qua ruột chậm và lâu hơn, đồng thời làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón.

Thai nhi lớn dần còn đè nặng nên hệ thống tiêu hóa và hố chậu, tăng áp lực nên hậu môn, khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

==>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi mang thai

Bỏ qua vấn đề hormone progesterone, thì trong thời kỳ mang thai có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng táo bón:

  • Do bị thai nghén dẫn đến mất nước, ăn quá nhiều loại thực phẩm khác và lười ăn rau xanh.
  • Do bổ sung quá nhiều Calci và Sắt, các loại khoáng chất này không hấp thu được hết sẽ đào thải qua phân, tạo thành “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa, làm tình trạng táo bón trở nặng.
  • Người bị bệnh Parkinson, viêm đại tràng hoặc đại tràng kích thích cũng làm tăng nguy cơ táo bón thai kỳ.
  • Lười vận động, hoặc cố tình nhịn đi vệ sinh.
  • Dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng.
Ngồi nhiều, lười vận động cũng sẽ khiến bà bầu bị táo bón
Ngồi nhiều, lười vận động cũng sẽ khiến bà bầu bị táo bón

Những ảnh hưởng mà táo bón gây ra với thai phụ

Táo bón không chỉ kiến cho việc tiêu hóa của thai phụ trở nên khó khăn, mà nó còn để lại rất nhiều biến chứng về sau nếu không được điều trị dứt điểm:

  • Sa hậu môn, trực tràng, gây phù nề các mạch máu ở vùng hậu môn lâu ngày gây ra bệnh trĩ.
  • Phân ở trong ruột quá lâu có thể khiến các chất độc trong phân thẩm thấu ngược vào máu gây nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi.
  • Táo bón còn có thể gây thành nhiễm khuẩn túi đôi, viêm túi thừa.
  • Gây tổn thương hệ thống các dây thần kinh ở vùng sàn chậu và các cơ kiểm soát quá trình bài tiết của bang quang, tình trạng này nếu diễn biến nặng có thể gây ra tiểu mất tự chủ, tiểu són.
  • Nứt kẽ hậu môn hoặc chảy máu hậu môn do mót rặn quá nhiều.
Táo bón thai kỳ nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng
Táo bón thai kỳ nếu không được điều trị dứt điểm và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng

Phương án điều trị táo bón cho thai phụ là gì?

Sau khi tìm hiểu về câu hỏi “Táo bón có phải là dấu hiệu mang thai hay không?” Dưới đây sẽ là những giải pháp điều trị táo bón an toàn cho phụ nữ mang thai.

Điều trị táo bón không dùng thuốc

Thay đổi thói quen sinh hoạt chính là một trong những cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này:

  • Uống nhiều nước: cung cấp đủ nước sẽ khiến cho phân của bạn mềm hơn, di chuyển trong hậu môn thuận lợi hơn, từ đó hạn chế được nguy cơ táo bón.
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ: Chất xơ được tìm thấy rất nhiều trong rau xanh, và các loại trái cây. Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng nó lại là nguyên liệu để tạo khuôn cho phân, thiếu chất xơ sẽ khiến kết cấu phân trở nên rắn hơn.
  • Vận động, tập thể dục hàng ngày: với cơ thể nặng nề, di chuyển khó khăn, thai phụ thường có xu hướng lười vận động. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất cặn bã trong đại tràng, khiến chúng tích tụ lại gây ra táo bón.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ sẽ giúp hình thành nhịp sinh học cho đại tràng, từ đó cải thiện tình trạng táo bón.
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bà bầu
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bà bầu

Điều trị táo bón có dùng thuốc

Khi tình trạng táo bón trở nặng, bệnh nhân có các biểu hiện như đau quặn bụng khó chịu nhiều, ăn uống kém thì cần đi thăm khám bác sĩ ngay. Nếu việc thay đổi lối sống, sinh hoạt không hiệu quả khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc dùng thuốc. Một số loại thuốc nhuận trạng có thể dùng trong thai kỳ là:

  • Thuốc nhuận tràng dựa trên cơ chế tạo khối cho phân, và làm mềm phân.
  • Thuốc nhuận tràng làm tăng thẩm thấu nước vào phân.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn đường hậu môn trực tràng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trước khi lựa chọn một loại thuốc nhuận tràng nào cho phụ nữ mang thai đều cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.

==>> Xem thêm: Cách trị táo bón cho bà bầu an toàn mà hiệu quả

Táo bón chưa chắc đã phải là dấu hiệu của mang thai, do đó khi có tình trạng táo bón người bệnh cần đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giải quyết triệt để. Nếu gặp táo bón thai kỳ bạn cần thay đổi lối sống, và chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng khi thực sự cần thiết. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin cá nhân hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài miễn phí cước 1800 9229 để được tư vấn. 

Tài liệu tham khảo

1.  Constipation Remedies, nguồn WedMD, tác giả Dan Brennan, đăng ngày 10 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.

2. Understanding Constipation — Symptoms, nguồn WedMD, tác giả Minesh Khatri, đăng ngày 21 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng