Bà bầu uống sắt bị táo bón phải làm sao? Cách khắc phục

Trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung sắt để giúp làm tăng khối lượng máu và cung cấp máu cho con. Vì vậy, có thể thấy sắt là khoáng chất rất cần thiết mà mẹ bầu nào cũng cần uống khi mang thai.  Tuy nhiên khi uống thuốc sắt một số chị em lại bị táo bón. Vậy tại sao uống sắt bị táo bón? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề uống sắt bị táo bón.

Tại sao phụ nữ nên bổ sung sắt khi mang thai

Khi vừa phát hiện ra mình có thai, bà bầu sẽ cần tập trung ăn nhiều để có nhiều chất dinh dưỡng nuôi con, tập thể dục nhẹ nhàng và chọn các loại vitamin thích hợp trước khi sinh và bổ sung sắt cho cơ thể. Vậy tại sao bà bầu lại cần bổ sung sắt? Bởi uống sắt giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào máu hơn. Khi có bầu, tổng lượng máu của bạn sẽ tăng gấp đôi trong suốt quá trình mang thai.

Khi mang thai cơ thể cần gấp đôi lượng sắt so với bình thường
Khi mang thai cơ thể cần gấp đôi lượng sắt so với bình thường

Phụ nữ mang thai trung bình cần khoảng 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cơ thể, cung cấp cho nhau thai và thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, bạn có thể cần hơn 30mg mỗi ngày nếu bạn:

  • Có ít sắt (thiếu máu do thiếu sắt) khi bắt đầu mang thai.
  • Đang mang thai đôi hoặc sinh ba.
  • Không sử dụng sắt đều đặn trong thời kỳ đầu mang thai.
  • Bắt đầu bổ sung sắt vào cuối thai kỳ.

Khoảng một nửa lượng sắt của bà bầu sẽ được cung cấp cho thai nhi và nhau thai đang phát triển. Một nửa còn lại sẽ được sử dụng để tăng lượng máu trong hệ tuần hoàn của bà bầu, giúp bảo vệ bà bầu trong quá trình sinh nở. Trong một ca sinh thường qua đường âm đạo, bạn sẽ mất rất nhiều máu. Lượng máu thấp có thể dẫn đến các biến chứng trong khi sinh và thời kỳ hậu sản.

Mặc dù thuốc bổ sung sắt đôi khi có tác dụng phụ như táo bón, nhưng hầu hết phụ nữ mang thai nên dùng.

Vì sao bà bầu uống sắt bị táo bón?

Một trong những tác dụng ngoài ý muốn thường hay gặp khi bổ sung sắt ở phụ nữ có thai là táo bón. Vậy do đâu mà uống thuốc sắt lại dẫn đến táo bón? Uống sắt bị táo bón là do:

  • Trong quá trình mang thai, bà bầu không cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần. Nên khi uống một số loại sắt khiến cơ thể không thể hấp thu được. Chính vì không được hấp thu nên các thành phần khoáng chất ở trong các loại sắt mà mẹ bầu sử dụng sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu hoặc đường phân. Điều này vô tình trở thành gánh nặng cho đường tiêu hóa và tăng khả năng bị táo bón.
  • Thay đổi hormone: Do sự thay đổi hormone trong cơ thể nên phụ nữ có thai thường xuyên bị táo bón. Các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi theo sự phát triển từng ngày của thai nhi. Những yếu tố này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài, từ đó gây ra tình trạng táo bón ở bà bầu.
Nguyên nhân bà bầu uống sắt bị táo bón
Nguyên nhân bà bầu uống sắt bị táo bón

Ngoài các lý do nêu trên, các thành phần trong thuốc sắt cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón. Vì vậy, mẹ bầu có thể lựa chọn các loại sắt hữu cơ có thương hiệu và uy tín để sử dụng, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, hạn chế được tình trạng táo bón xảy ra.

===>>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bà bầu uống sắt bị táo bón phải làm sao?

Sắt được biết là rất quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là đối với mẹ bầu. Nhưng cơ thể con người lại không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ bên ngoài. Việc bổ sung thông qua viên uống bổ sung có thể dẫn đến một số tác dụng ngoài ý muốn cho mẹ bầu, phổ biến nhất là tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu sắt
Bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu sắt

Tình trạng táo bón xảy ra khiến cho nhiều phụ nữ mang thai dừng bổ sung sắt. Điều này sẽ khiến cho mẹ bầu bị thiếu sắt và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Để nhằm giảm tình trạng táo bón, phụ nữ mang thai có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể: Uống đủ nước, cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cho cơ thể của bạn tăng khả năng hấp thu sắt, giảm thiểu được tình trạng táo bón xảy ra.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi nên sẽ lười vận động hay ngồi nhiều ít đi lại, điều này sẽ khiến cho vấn đề táo bón trở nên trầm trọng hơn. Hãy tập thể dục điều độ, lựa chọn các bài tập phù hợp với mẹ bầu.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ: Hãy ăn thật nhiều rau, hoa quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… bởi đây đều là những thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ không tan có tác dụng giúp phân tạo khối, thúc đẩy việc đi đại tiện nhẹ nhàng, chống tình trạng táo bón.
  • Hãy tạo cho bản thân thói quen đi vệ sinh thường xuyên, tuyệt đối không nên nhịn đi vệ sinh vì điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến đường ruột. Hãy tạo thói quen đi vệ sinh vào buổi sáng do ruột của bạn hoạt động rất nhanh sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Ăn nhiều sữa chua, đậu nành lên men,… do đây là những món ăn có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp tăng cường sự hấp thu thức ăn của ruột, ngăn ngừa được các bệnh đường tiêu hóa có thể xảy ra.
  • Cần tránh các loại thực phẩm như chuối xanh, ăn quá nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa bò,… do những thực phẩm này dễ gây táo bón.

===>>> Xem thêm: Cách trị táo bón cho bà bầu an toàn mà hiệu quả

Nên lựa chọn bổ sung sắt ở dạng nào tốt cho phụ nữ mang thai?

Phụ nữ mang thai có thể bổ sung sắt bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu sắt hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt. Lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt để ăn mỗi ngày có lẽ không khó với mẹ bầu nhưng nên lựa loại bổ sung sắt ở dạng nào, loại nào tốt nhất và không gây tác dụng phụ là vấn đề đau đầu của nhiều mẹ. Sắt có hai dạng là sắt hữu cơ và sắt vô cơ, hai loại này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

Mẹ bầu nên lựa chọn bổ sung sắt ở dạng vô cơ hay hữu cơ để ngăn chặn tình trạng táo bón xảy ra
Mẹ bầu nên lựa chọn bổ sung sắt ở dạng vô cơ hay hữu cơ để ngăn chặn tình trạng táo bón xảy ra
  • Sắt vô cơ có mùi tanh kim loại. Sau khi uống vào cơ thể sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt ở ruột và dạ dày khiến cho cơ thể không hấp thu hết nên gây lắng đọng sắt, gây tổn thương đường tiêu hóa như táo bón, nóng trong, ợ chua cho phụ nữ mang thai.
  • Sắt hữu cơ là dạng sắt tự nhiên, có mùi vị dễ chịu, hạn chế được mùi tanh nên bà bầu sử dụng sẽ dễ hơn. Khả năng dung nạp tốt hơn sắt vô cơ, giúp cơ thể dễ hấp thu nên hạn chế được nguy cơ sắt sẽ lóng đọng lại các cơ quan trong cơ thể. Ngay cả khi hấp thu không hết, chúng cũng có thể tự đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa.

Vấn đề uống sắt bị táo bón khiến nhiều bà bầu lo lắng khi muốn bổ sung thêm sắt trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý vấn đề táo bón không phải là một tác dụng phụ quá nghiêm trọng. Và vấn đề này có thể khắc phục được nên mẹ bầu an tâm bổ sung sắt đầy đủ để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bạn hãy để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ qua tổng đài 1800 9229 được miễn phí cước gọi khi có bất kỳ thắc mắc nào.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Kathryn Watson, Pump Up Your Iron with These Pregnancy-Friendly, Iron-Rich Foods, healthline, đăng ngày 26 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng