Gan được biết đến là cơ quan quan trọng của cơ thể, đóng 1 vai trò sống còn trong việc điều hòa tất cả các hoạt động sống. Do đó, khi chức năng gan bị suy giảm sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy suy giảm chức năng gan thường gây ra biểu hiện gì? Làm cách nào để phòng tránh hiệu quả, Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Suy giảm chức năng là gì?
Gan là một cơ quan nội tạng của cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể như chuyển hóa chất, thanh lọc độc tố, tổng hợp chất mật, chức năng đông máu và chống đông máu,…giúp duy trì sự sống.
Khi bộ phận này làm việc quá tải, bị virus, vi khuẩn, các độc tố,…tấn công thường sẽ khiến chức năng gan hoạt động không bình thường, bị tổn thương khiến gan không thể thực hiện chức năng được nữa.
Những triệu chứng thường gặp khi bị suy giảm chức năng gan
Các triệu chứng khi bị giảm chức năng gan thường gần giống các biểu hiện của bệnh gan. Người bệnh thường gặp phải một số biểu hiện thường không rõ ràng như: Buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy,…
Tuy nhiên, khi chức năng gan bị giảm ngày càng có chiều hướng nặng hơn, thì ngoài gặp phải những triệu chứng trên, bạn có thể mắc kèm một số dấu hiệu sau:
- Phù nề xuất hiện ở hai chi dưới, sau có thể nặng dần, phù toàn thân
- Dấu hiệu ngoài da như: Vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
- Dễ chảy máu
- Chướng bụng
- Lú lẫn, mắc biểu hiện rối loạn tâm thần
- Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.
- Xuất huyết dưới da, niêm mạc cũng là triệu chứng phổ biến hay gặp ở những người có chức năng gan kém như: chảy máu cam, chảy máu chân răng…
- Sút cân, suy kiệt thể lực.
Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan
Suy gan thường do một số nguyên nhân sau:
- Do cơ thể bị nhiễm phải virus làm giảm chức năng gan như virus gây viêm gan A, B, C,..
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, uống nhiều rượu bia…khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến suy gan.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Hay thức khuya, làm việc quá sức,…khiến gan phải làm việc quá sức, lâu dần khiến chức năng gan bị suy giảm.
- Môi trường ô nhiễm khói bụi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng gan
- Tuổi tác suy giảm: Theo thời gian khi cơ thể càng có tuổi, làm chức năng gan suy giảm.
- Lạm dụng thuốc tây: Sử dụng quá nhiều thuốc tây dài ngày với liều lượng nhiều có nguy cơ gây nhiễm độc gan, viêm gan, làm chức năng gan bị suy giảm.
Phương pháp điều trị suy giảm chức năng gan
Dựa vào triệu chứng và mức độ tình trạng của mỗi người. Khi bị giảm chức năng gan, bác sĩ sẽ khuyên sử dụng một số phương pháp sau:
- Điều trị bằng thuốc: Nếu giảm chức năng gan do paracetamol bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc acetylcystein để giải độc gan. Còn với một số trường hợp bệnh nhẹ, gan chưa bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc chống lại tác nhân gây giảm chức năng gan và hỗ trợ gan mau phục hồi.
- Phương pháp truyền máu Ozone: Giúp cải thiện chức năng gan, cung cấp oxy, tăng cường tuần hoàn máu cho gan, giải độc tố và phục hồi những tế bào bị tổn thương.
- Phẫu thuật hoặc ghép gan: Với một số trường hợp mức độ suy gan quá nặng, gan bị tổn thương, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc thực hiện ca phẫu thuật ghép gan.
===>>> Xem thêm: Xơ gan có mấy giai đoạn? Lời giải đáp từ chuyên gia
Cách phòng tránh suy giảm chức năng gan hiệu quả
Gan thực sự đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng với thể, để hạn chế gan bị suy giảm chức năng và tổn thương, bạn có thể thực hiện 1 trong các biện pháp sau:
- Tiêm đầy đủ vacxin phòng ngừa viêm gan A và B.
- Không thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá
- Hạn chế sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ chế biến sẵn, những đồ cay nóng nhiều dầu mỡ,…
- Đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân
- Hạn chế lao động nặng quá sức thay vào đó nên xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho những người bị giảm chức năng gan.
- Uổng đủ nước mỗi ngày.
- Tránh thức khuya.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng gồm năng lượng, vitamin và khoáng chất.
- Tập thể dục thường xuyên đều đặn vừa nâng cao sức khỏe tổng thể vừa cải thiện chức năng gan.
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Hạn chế ăn nhiều muối hoặc ăn quá mặn
- Bổ sung thảo dược được khoa học chứng minh giúp thanh nhiệt giải độc cho gan, tăng cường chức năng gan như sài đất, kim ngân, thổ phục linh, diệp hạ châu đắng,…
Nhận biết sớm những biểu hiện của suy giảm chức năng gan sẽ giúp bạn phòng tránh hiệu quả. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên hy vọng giúp quý độc giả lựa chọn được biện pháp chăm sóc và bảo vệ gan hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229.
Nguồn tham khảo
Jill Seladi-Schulman, Ph.D (2019), What Are the Stages of Liver Failure?, healthline.com. Truy cập ngày 21/08/2021.