Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh về đường hô hấp phổ biến rất hay gặp phải hiện nay. Khiến mọi người đôi khi thường rất dễ nhầm lẫn, tuy nhiên trong thực tế đây là 2 bệnh lý khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để biết cách phân biệt và phòng bệnh cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả.
Cách phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh
Để phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Căn cứ vào tác nhân gây bệnh
Bệnh cúm: Là do các chủng virus cúm gây ra như A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C…gây ra. Đây là các chủng gây bệnh đường hô hấp hay gặp nhất hiện nay.
Bệnh cảm lạnh: Cũng là một loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra và thường do hơn 200 loại virus khác nhau, và chủng virus gây bệnh cảm lạnh hay gặp nhất là rhinovirus. Tuy nhiên, với cách phân biệt cảm cúm và cảm lạnh dựa vào tác nhân gây bệnh này thì phải cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế.
Dựa vào thời gian khởi phát triệu chứng của bệnh
Cảm lạnh: Khởi phát từ từ. Triệu chứng khi mắc bệnh cảm lạnh thường sẽ xuất hiện chậm hơn trong khoảng từ 2 đến 4 ngày sau khi nhiễm virus.
Cảm cúm: Khởi phát đột ngột. Do virus thường có thời gian ủ bệnh trước đó nhưng không gây các biểu hiện triệu chứng ra ngoài. Nên khi bị cảm cúm những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhanh và đột ngột hơn. Tuy nhiên, khi đã gặp phải những triệu chứng này thường cơ thể đã nhiễm virus 7 ngày.
Thời điểm gây bệnh
Bệnh cúm: Thường xảy ra theo mùa, hay gặp nhất là vào tháng 11 đến 3 năm sau. Tức là từ mùa thu sang mùa xuân, hay gặp nhất là trong những tháng mùa đông.
Bệnh cảm lạnh: Có thể xuất hiện bất kể khoảng thời gian trong năm. Thông thường, ở những nước nhiệt đới hay xảy ra vào mùa mưa, ở nước ôn đới cảm lạnh hay xuất hiện mùa lạnh.
Căn cứ vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh
Bệnh cảm cúm: Khi mắc bệnh cảm cúm người bệnh sẽ thường gặp phải một số triệu chứng điển hình của bệnh hô hấp tuy nhiên có mức độ nghiêm trọng hơn như sốt cao, mệt mỏi thường xuyên, đau ngực, đau nhức cơ bắp, ho nhiều hoặc tình trạng ho ngày càng nặng hơn…và những triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
Chính vì vậy, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời bệnh cảm cúm có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như co giật, viêm phổi, đặc biệt còn có thể nguy hiểm đến tính mạng,…
Cảm lạnh: Thường gặp phải những triệu chứng ho nhẹ, ít bị sốt, sổ mũi, hắt xì, đau đầu, đau cơ, đau họng, nghẹt mũi, đau ngực nhẹ kéo dài một vài ngày.
Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường không nặng nề, có thể hồi phục sau 7-10 ngày. Đa phần, bệnh cảm lạnh thường có triệu chứng nhẹ hơn bệnh cảm cúm và ít gây biến chứng nguy hiểm.
Bí quyết điều trị và phòng tránh bệnh cảm cúm, cảm lạnh
Khi mắc cảm lạnh nhiều người thường hay chủ quan trong việc điều trị, đến khi có triệu chứng rõ ràng, trầm trọng thường mới biết là bị bệnh cúm. Vì vậy, để phòng tránh mắc bệnh cúm, cảm lạnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đúng cách kịp thời, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau.
Phương pháp điều trị
Cả cảm cúm và cảm lạnh hầu hết đều do virus gây ra nên hiện nay chưa có thuốc đặc trị, hướng điều trị hiện nay là điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng để cải thiện bệnh.
Điều trị cảm cúm
Muốn điều trị cảm cúm tốt nhất là bạn nên uống đúng thuốc theo chỉ dẫn của người có chuyên môn và nghỉ ngơi hợp lý.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn giúp giảm triệu chứng của cảm cúm.
Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kết hợp kê kèm một số thuốc như tamiflu để điều trị cảm cúm.
Điều trị cảm lạnh
Dùng thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm giúp làm giảm tình trạng của cảm lạnh như nghẹt mũi, đau nhức,…
Bác sĩ có thể kết hợp dùng kháng sinh nếu bệnh có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn.
Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm và cảm lạnh
Tiêm chủng vacxin phòng ngừa: Tiêm chủng phòng ngừa cúm theo mùa giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm. Hàng năm, tất cả mọi người từ sáu tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng để phòng tránh cúm.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Tránh tiếp xúc và giữ khoảng cách với người bị bệnh để hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh. Đồng thời, tránh chạm tay vào mũi, mắt và miệng.
Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, lau khô tay thích hợp. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy và vứt bỏ giấy vệ sinh đúng cách. Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách giữ vệ sinh mũi, họng thường xuyên hàng ngày bằng nước muối.
Nâng cao sức khỏe: Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để phòng dịch.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, ăn nhiều trái cây, rau xanh, tập thể dục thường xuyên, học cách quản lý căng thẳng giữ sức khỏe tốt hơn đặc biệt trong mùa lạnh. Uống đủ nước mỗi ngày, giúp loãng đờm.
===>>> Xem thêm: Làm sao để phân biệt bệnh hô hấp do Covid -19 với cảm cúm?
Hy vọng với những thông tin bổ ích trong bài viết sẽ giúp biết cách phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh từ đó lựa chọn được biện pháp điều trị và cách phòng bệnh an toàn phù hợp. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn tốt nhất vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).
Nguồn tham khảo
Carol DerSarkissian, MD (2020), Flu or Cold Symptoms?, webmd.com. Truy cập ngày 31/11/2020.