Tại sao phụ nữ đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu?

Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở nữ giới, tuy nhiên tình trạng đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này do đâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Dược phẩm Tín Phong nhé.

Tại sao phụ nữ đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng chị em đã tới ngày hành kinh, xuất hiện cơn đau bụng nhưng không thấy có kinh. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe hoặc sự thay đổi sinh lý mà chị em cần quan tâm.

Tại sao phụ nữ bị đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu
Tại sao phụ nữ bị đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu

⇒ Xem thêm: Đau bụng kinh dữ dội có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử trí

Đau bụng nhưng không có kinh do mang thai

Hiện tượng đau bụng dưới không đi kèm kinh nguyệt có thể là dấu hiệu báo sớm bạn đang mang thai. Sở dĩ có thể nói như vậy do trong những ngày đầu thai kỳ, trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển về làm tổ ở tử cung, khiến môi trường tử cung thay đổi và gây ra những cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới. Điều này khiến nhiều chị em tưởng nhầm là mình bị đau bụng kinh nhưng không ra máu. 

Hai hiện tượng đau bụng kinh và đau bụng khi mang thai tương đối khó phân biệt. Chị em khi mang thai thường kèm theo các triệu chứng khác như: ngực căng tức khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu nhiều,…

Tắc kinh gây đau bụng kinh nhưng không có kinh

Đau bụng kinh nhưng không chảy máu hoặc lượng máu ra quá ít có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tắc kinh. Khi bị tắc kinh, bạn vẫn xuất hiện các triệu chứng tương tự như khi đến tháng nhưng máu kinh không thể thoát ra được. Đây là một loại rối loạn kinh nguyệt cần được khắc phục sớm, nếu để tắc kinh diễn ra lâu ngày có thể dẫn tới vô kinh.

Tắc kinh gây đau bụng kinh nhưng không có kinh
Tắc kinh gây đau bụng kinh nhưng không có kinh

Rối loạn nội tiết tố

Tình trạng căng thẳng kéo dài, không vận động, lối sống không khoa học,… có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng nồng độ estrogen và progesterone, hai hormon chi phối sự hoạt động của buồng trứng. Sự mất cân bằng này thường gây ra chậm kinh, không có kinh, thời gian hành kinh ngắn hoặc đau bụng kinh nhưng không có kinh. 

Tiền mãn kinh

Đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu có thể do tiền mãn kinh. Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, khoảng 40-50 tuổi là giai đoạn buồng trứng hoạt động kém hơn trước, suy giảm chức năng, rối loạn kinh nguyệt, không có kinh,…

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một loại u hình thành và phát triển bên trong buồng trứng. Khối u có chứa dịch bên trong, được bao bọc bên ngoài bởi vỏ nang. Bệnh khá thường gặp và đa phần là lành tính. Tuy nhiên, u nang buồng trứng có thể cản trở quá trình rụng trứng, khiến cho bạn bị đau bụng kinh nhưng không có kinh. 

Cơn đau do u nang buồng trứng thường xuất hiện khá đột ngột, đau nặng ở vùng bụng dưới và lan sang lưng dưới hoặc xuống đùi.

U nang buồng trứng có thể gây đau bụng như khi đến tháng
U nang buồng trứng có thể gây đau bụng như khi đến tháng

Polyp tử cung

Polyp tử cung xuất hiện do sự tăng sinh quá mức lớp niêm mạc tử cung. Các polyp này có thể gây ra các cơn đau bụng như đau khi đến tháng. Polyp tử cung thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh có thể tiến triển thành ung thư tử cung.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển không đúng chỗ, có thể bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng, bàng quang,… Lạc nội mạc tử cung thường có thể bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt do đều gây đau bụng âm ỉ. Tuy nhiên, bệnh lý này thường có những cơn đau xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong tháng. 

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng ở buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung. Bệnh thường đi kèm với những cơn đau âm ỉ ở vùng chậu, đau bụng như đến tháng nên có thể nhầm lẫn với đau bụng kinh. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vô sinh, chửa ngoài tử cung, áp xe buồng trứng,….

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường niệu có thể gây ra những cơn đau bụng dưới ở nữ giới khiến nhiều chị em lầm tưởng là đau bụng kinh nhưng không có kinh. Bệnh thường đi kèm một số biểu hiện khác như: đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần,….

Sử dụng thuốc tránh thai và một số thuốc khác

Thuốc tránh thai và một số thuốc khác như: thuốc nội tiết, thuốc an thần, kháng sinh,… có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, gây đau bụng kinh nhưng không có kinh.

Thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng đau bụng kinh nhưng không có kinh
Thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng đau bụng kinh nhưng không có kinh

Làm gì khi đau bụng như đến tháng nhưng không có kinh

Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau bụng như đến tháng nhưng không có kinh. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh giúp đưa ra hướng xử trí phù hợp hơn. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng này không xảy ra thường xuyên, bạn không cần quá lo lắng và có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện:

  • Tránh để cơ thể stress kéo dài, nên nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và đủ giấc.
  • Điều chỉnh chế độ ăn khoa học, hợp lý. Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C, sắt,… như thịt bò, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh.
  • Mua que thử thai và kiểm tra xem mình có thai không.
  • Nếu tình trạng đau bụng kéo dài hơn 2 tuần hoặc kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nên tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng đau bụng kinh nhưng không có kinh
Nên tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng đau bụng kinh nhưng không có kinh

⇒ Xem thêm: Mách bạn 6 mẹo hay giảm đau bụng kinh mà không phải ai cũng biết

Hy vọng thông qua bài viết, chị em đã nắm được những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 9229 để được tư vấn cụ thể hơn.

Nguồn tham khảo

  1. Valinda Riggins Nwadike, MD (2018). What causes cramps without a period?. Medicalnewstoday. Truy cập ngày 20/06/2023.
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 270,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dung dịchQuy cách đóng gói: Lọ 30ml
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Huyết Khang

Được xếp hạng 4.86 5 sao
(21 đánh giá) 76,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng