Nghẹt mũi là một vấn đề phổ biến mà trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường gặp phải. Đặc biệt nhất là khi bé ngủ say, nghẹt mũi gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Để giúp bé yêu của bạn thoát khỏi tình trạng nghẹt mũi khi ngủ, cha mẹ hãy áp dụng cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi khi ngủ
Giống như người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị nghẹt mũi vì nhiều lý do khác nhau. Nếu em bé của bạn đang bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm vi-rút, cơ thể bé sẽ tiết ra nhiều chất nhầy hơn để ngăn vi khuẩn và vi trùng xâm nhập vào cơ thể và gây thêm tổn thương.
Nếu em bé của bạn đang phải chiến đấu với dị ứng theo mùa hoặc các chất ô nhiễm chẳng hạn như khói thuốc lá, bụi bẩn, lông thú cưng hay cả phấn hóa, cơ thể bé đều sẽ tiết chất nhầy nhiều hơn để “bẫy” và ngăn chặn những kẻ xâm lược này đi vào trong cơ thể.
Một nguyên nhân khác gây nghẹt mũi cho bé có thể là do không khí quá khô. Khi không khí khô, cơ thể tiết ra nhiều dịch nhầy hơn để giúp bôi trơn đường mũi. Bởi vì em bé của bạn có đường dẫn khí và đường mũi rất nhỏ, nên chỉ cần một lượng nhỏ chất nhầy tăng lên cũng có thể khiến trẻ em bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ.
Làm thế nào để biết bé bị nghẹt mũi khi ngủ?
Nhận biết dấu hiệu em bé đang bị nghẹt mũi là việc mà cha mẹ cần hết sức lưu ý. Nhất là đối với trẻ sơ sinh chưa biết nói và đặc biệt trong mỗi giấc ngủ của bé.
Điều này, không những giúp cha mẹ hiểu rõ tình trạng của con để đưa ra cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ phù hợp mà còn tránh được những tình huống không mong muốn xảy ra.
Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết em bé đang bị nghẹt mũi khi ngủ:
Thở bằng miệng
Một trong những dấu hiệu chính của nghẹt mũi là bé gặp khó khăn khi thở qua mũi. Khi bé bị nghẹt mũi, các đường mũi sẽ bị tắc và không thể thông thoáng. Do đó, bé sẽ thường xuyên thở qua miệng để thay thế. Nếu bạn thấy bé thở qua miệng khi ngủ, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bé đang gặp tình trạng nghẹt mũi.
Chảy nước mũi
Nước mũi chảy là một dấu hiệu phổ biến của nghẹt mũi. Khi mũi bị tắc, có thể có sự dịch chảy từ mũi, gây ra tình trạng mũi chảy ở bé. Mũi chảy có thể là dịch trong suốt hoặc dày đặc, tuỳ thuộc vào nguyên nhân của nghẹt mũi.
Trong trường hợp nguyên nhân do viêm mũi dị ứng, trẻ bị nghẹt mũi nhưng có thể không chảy nước mũi. Lúc này cha mẹ cần nhận biết bằng các dấu hiệu khác.
Tiếng thở rít hoặc ngáy
Nếu khi ngủ bé xuất hiện tình trạng thở rít, đặc biệt là ngáy một cách ồn ào và kéo dài, đó có thể là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé đang bị nghẹt mũi. Khi mũi bị tắc, không khí không thể đi vào và ra khỏi đường hô hấp một cách thông suốt, dẫn đến tiếng ngáy khi ngủ.
Khó ngủ, trằn trọc thức giấc nhiều lần
Nghẹt mũi có thể làm bé trằn trọc, khó ngủ và thức giấc nhiều lần trong đêm. Bé có thể thức giấc nhiều lần trong đêm vì khó thở và khó chịu. Điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây mệt mỏi cho bé.
Khó ăn uống, quấy khóc
Tình trạng chán ăn, giảm cảm giác đói có thể thấy rõ rệt ở những bé sơ sinh đang bị nghẹt mũi. Nguyên nhân là do khi bị nghẹt mũi ảnh hưởng lớn đến khả năng ti sữa của bé. Nghẹt mũi khi ăn khiến bé bị ngộp và sợ ăn.
Lúc này bé vừa đói, lại vừa sợ ti sữa khiến bé quấy khóc. Khi bé càng khóc tình trạng nghẹt mũi lại càng nặng hơn.Tuy nhiên, việc làm lúc này của cha mẹ không phải cố ép cho bé ăn mà là giải quyết tình trạng nghẹt mũi của bé và vỗ về cho bé nín khóc trước. Đợi đến khi bé bình tĩnh lại và tình trạng nghẹt mũi thuyên giảm mẹ mới tiếp tục cho bé ăn.
Bất ngờ ngạt thở và ho nhiều hơn
Đôi khi, tình trạng nghẹt mũi khiến bé bất ngờ bị ngạt thở và ho nhiều hơn nhất là khi bé ngủ say. Biểu hiện ngạt thở có thể chỉ xảy ra chớp nhoáng và hết ngay sau đó, lúc này cha mẹ hãy đặt bé nằm cao đầu và vỗ về, trấn an rồi mới thực hiện các biện pháp giảm nghẹt mũi được các chuyên gia khuyến nghị dưới đây để giúp bé dễ thở và trở lại giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cảnh báo: Nếu tình trạng ngạt thở nghiêm trọng và kéo dài hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được các Bác sĩ cấp cứu và xử lý kịp thời.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ an toàn tại nhà
Mặc dù phổ biến và thường vô hại, nghẹt mũi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn sẽ gây khó chịu cho bé khi ngủ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, có rất nhiều cách mẹ có thể làm để giúp giảm nghẹt mũi cho bé tại nhà khi bé cảm thấy không thoải mái và khó ngủ.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ cha mẹ cần biết:
Kê gối cao khi ngủ cho trẻ
Đầu tiên, cha mẹ có thể thấy rằng tình trạng nghẹt mũi của bé có vẻ tồi tệ hơn vào ban đêm khi bé nằm ngửa, nhưng đừng cố đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ.
Cha mẹ nên luôn đặt bé nằm ngửa và kê gối cao khi ngủ để giúp dịch nhầy không bị đọng trong mũi hay chảy ngược vào trong. Việc làm này tuy đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích giúp bé dễ thở hơn rất nhiều.
Nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý
Một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để giúp thông mũi cho bé là nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi bé. Nước muối sinh lý vừa có tác dụng làm sạch vừa có tác dụng làm loãng dịch nhầy và khiến chúng dễ dàng bị tống ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, vào ban ngày mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho bé 2 – 3 lần và 1 lần trước khi đi ngủ sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Sử dụng dụng cụ hút mũi
Bên cạnh phương pháp xịt nước muối sinh lý, thì phương pháp sử dụng dụng cụ chuyên dụng hút mũi cho bé cũng khá an toàn và hiệu quả. Có 3 dụng cụ hút mũi chuyên dụng như: dụng cụ hút mũi hình bầu hay quả bóng, dụng cụ hút mũi chữ U và máy hút mũi tự động.
Mỗi dụng cụ sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng. Cha mẹ hãy tham khảo qua bài viết: Một số lưu ý quan trọng khi hút đờm cho bé để biết cách hút mũi, hút đờm và sử dụng an toàn 3 dụng cụ trên.
Nếu bé đủ lớn, cha mẹ hãy dạy bé cách xì mũi để đẩy bỏ dịch mũi ra bên ngoài dễ dàng và an toàn hơn.
Sử dụng máy tạo ẩm
Máy tạo ẩm là một giải pháp tốt để làm ẩm không khí và giúp mũi bé thông thoáng hơn. Máy tạo ẩm tạo ra hơi nước và phun vào không khí, giúp làm giảm độ khô trong phòng và làm giảm nghẹt mũi cho bé.
Cung cấp đủ nước
Với những bé trên 1 tuổi cha mẹ hãy thường xuyên cho bé uống nước để cung cấp đủ độ ẩm cho mũi và họng. Việc này giúp bé hạn chế tình trạng mất nước và nhanh chóng hồi phục. Còn đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên chia nhỏ bữa sữa để tránh bé bị ngộp và sợ ăn.
⇒ Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Bé bị ho sổ mũi nên ăn cháo gì? Mách mẹ 5 công thức nấu cháo giúp trẻ nhanh hồi phục
Massage mũi và vùng xung quanh
Massage nhẹ nhàng mũi và vùng xung quanh có thể giúp giảm tắc nghẽn và kích thích lưu thông dịch nhầy. Dùng đầu ngón tay để mát-xa từ trên xuống dưới và nhấn nhẹ lên các điểm kích thích trên mũi và vùng xung quanh.
Sử dụng tinh dầu tràm
Một mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nữa đó chính là cha mẹ hãy nhỏ một chút tinh dầu tràm lên gối hay khăn đeo cổ cho trẻ. Tinh dầu tràm không những giúp thông mũi cho bé mà còn giúp giữ ấm, diệt vi khuẩn và virus gây bệnh hiệu quả.
Không hút thuốc lá
Khói thuốc lá là một trong những tác nhân điển hình gây ra tình trạng nghẹt mũi cho hệ hô hấp non nớt của trẻ. Cha mẹ không nên hút thuốc và tuyệt đối không hút thuốc trong phòng có trẻ nhỏ. Trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến hệ hô hấp của trẻ.
Đảm bảo chất lượng không khí
Một môi trường sạch, thông thoáng là môi trường lý tưởng để bảo vệ sức khỏe của trẻ và đặc biệt có lợi cho quá trình điều trị nghẹt mũi của bé.
Bé bị nghẹt mũi khi nào cha mẹ cần đưa đến bệnh viện
Như chuyên gia đã cảnh báo ở trên, đó khi tình trạng khó thở, ngạt thở có bé bất thường và kéo dài cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để có thể cấp cứu và xử lý kịp thời. Ngoài ra, nếu bé có các biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để có phác đồ điều trị hợp lý:
- Tình trạng nghẹt mũi đi kèm với sốt cao kéo dài;
- Nghẹt mũi đi kèm tiếng kéo thở rít trong lồng ngực;
- Da dẻ nhợt nhạt, tím tái;
- Trẻ sơ sinh quấy khóc liên tục, không thể trấn an dỗ nín.
Do vậy, cha mẹ hãy thật bình tĩnh để có thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ xảy ra. Qua bài chia sẻ đã cung cấp cho cha mẹ các dấu hiệu và cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ tại nhà an toàn. Nếu có bất kỳ băn khoăn hay lo lắng về tình trạng của bé, cha mẹ vui lòng liên hệ theo số hotline 0973732486 hoặc tổng đài 18009229 (miễn cước phí) để được các Dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết hơn.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Carol DerSarkissian, MD (2022). How to Treat Your Baby’s Stuffy Nose, webmd. Truy cập ngày 08/06/2023.
Tác giả Taylor Norris (2023). How to Treat Nasal and Chest Congestion in a Newborn, healthline. Truy cập ngày 08/06/2023.