Chửa ngoài dạ con – dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm

Chửa ngoài dạ con được coi là 1 tai biến nguy hiểm đe dọa tính mạng của sản phụ. Do vậy, mẹ cần hết sức lưu ý với những dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện sớm khi chửa ngoài dạ con. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến mẹ những dấu hiệu này.

Chửa ngoài dạ con là gì?

Quá trình thụ thai thông thường sẽ xảy ra tại ⅓ của ống dẫn trứng. Sau đó, trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ. Đây là nơi mà bào thai sẽ phát triển và hoàn thiện cho đến khi sinh.

Chửa ngoài dạ con hay thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh không phát triển tại buồng tử cung của mẹ mà làm tổ, phát triển ở một vị trí khác ở ngoài buồng tử cung. Vì những vị trí khác ngoài buồng tử cung đều không phù hợp để phôi thai phát triển, nên phôi thai sẽ không sống sót và phát triển 1 cách bình thường như khi ở trong tử cung được. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể đe doạ tính mạng của mẹ bầu nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời.

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài tử cung đang có xu hướng gia tăng những năm gần đây. Ở nước ta, tỷ lệ chửa ngoài tử cung có tỉ lệ khoảng 1/300 đến 1/250 trong các trường hợp mang thai. Tỷ lệ gia tăng chửa ngoài dạ con thường liên quan đến bệnh lý đường sinh dục như viêm nhiễm, phá thai, đặt dụng cụ tránh thai.

Chửa ngoài dạ con là gì?
Chửa ngoài dạ con là gì?

Các vị trí chửa ngoài dạ con bao gồm:

  • Vòi trứng: 95 đến 98%.
  • Thai ngoài tại buồng trứng: khoảng 0,7 đến 1%.
  • Tại ống cổ tử cung: từ 0,5 đến 1%.
  • Ổ bụng: trường hợp này rất hiếm gặp.

Nguyên nhân chửa ngoài dạ con

Những nguyên nhân chửa ngoài dạ con là:

  • Viêm vòi trứng: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm vòi trứng là người mẹ nạo phá thai nhiều lần gây ra viêm nhiễm vùng chậu.
  • Hẹp vòi trứng: Những phụ nữ có bất thường ở vòi trứng hoặc hẹp sau tạo hình vòi trứng cũng dễ bị thai ngoài tử cung.
  • Do khối u trong lòng vòi trứng hoặc có khối u ở bên ngoài vòi trứng chèn ép gây hẹp lòng vòi trứng.
  • Vòi trứng co thắt và xuất hiện các cơn nhu động bất thường.

Xem thêm: Bật mí 3 nguyên nhân thai vào tử cung chậm có thể mẹ chưa biết

Chửa ngoài dạ con có những dấu hiệu nào

Chửa ngoài dạ con là rất nguy hiểm, bởi những nguy cơ thai ngoài tử cung có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Chính vì thế mà việc phát hiện sớm dấu hiệu chửa ngoài tử cung sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Dấu hiệu thai ngoài tử cung

Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chưa vỡ

  • Xuất hiện các dấu hiệu như lúc mang thai bao gồm: chậm kinh, nghén, mệt mỏi, chán ăn hay thèm ăn một cách bất thường. Thử que thử thai cho thấy dấu hiệu việc mang thai.
  • Đau bụng dưới: Thường đau âm ỉ, đôi lúc đau dữ dội hoặc đau bụng dưới đột ngột.
  • Xuất huyết âm đạo: Máu có thể ra trùng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên đôi khi nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, máu do chửa ngoài dạ con thường có màu đen, nâu hoặc socola và kéo dài. Đây là dấu hiệu khá điển hình khi chửa ngoài dạ con nên nếu mẹ đang có thai thì không nên bỏ qua dấu hiệu này.
  • Xét nghiệm: Khi định lượng nồng độ beta HCG trong máu cho thấy việc tăng nồng độ không phù hợp với tuổi của thai.
  • Siêu âm: Khi siêu âm không nhìn thấy túi thai trong buồng tử cung mà ở cạnh tử cung thấy một vùng âm không đồng nhất và ranh giới rõ, thường có kích thước nhỏ. Một số trường hợp ít gặp, thai phát triển và có thể nhìn thấy khối kích thước lớn hơn, có thể nghe thấy tim thai không trong buồng tử cung. Tuy nhiên, ở một số trường hợp siêu âm thai vẫn thấy có túi thai giả ở trong buồng tử cung. Do vậy, cần phải phân biệt hai túi thai giả và thật. Nếu là thai thật thì sẽ được bao bọc bởi một vùng tăng âm.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung vỡ

Trường hợp thai nhi đã phát triển to nhưng tại vị trí thai làm tổ không thể co giãn theo kích thước của thai thì sẽ dẫn đến vỡ. Khi đó các dấu hiệu sẽ xuất hiện bao gồm:

  • Tất cả các dấu hiệu như thai ngoài tử cung chưa vỡ như xuất huyết âm đạo, chậm kinh…
  • Sản phụ đau bụng đột ngột, dữ dội, cơn đau khiến sản phụ bị vã mồ hôi, xanh xao, nhợt nhạt…
  • Chảy máu trong ổ bụng: Da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, chân tay lạnh, huyết áp tụt, sốc mất máu…
  • Định lượng beta hCG thường thấp hơn so với tuổi thai bình thường.
  • Siêu âm không thấy túi thai ở trong tử cung, có thể có dịch ổ bụng.
  • Soi ổ bụng: Thường dùng để chẩn đoán xác định. Lúc này bác sĩ sẽ thấy 1 bên vòi trứng tím đen, căng phồng. Lúc này cần phải đưa sản phụ đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.

Mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung?

Mang thai ngoài tử cung có thể được phát hiện từ rất sớm rất sớm, ở tuần 4 đến 5 trong thai kỳ. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu bạn đã mang thai thì cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra vị trí làm tổ của bào thai. Trường hợp chửa ngoài dạ con cần được can thiệp càng sớm càng tốt.

Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?

Đây là một tai biến rất nguy hiểm, bởi nếu không phát hiện sớm và kịp thời can thiệp sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Những biến chứng thai ngoài tử cung bao gồm:

Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?
Chửa ngoài dạ con có nguy hiểm không?

Xuất huyết trong ổ bụng do thai vỡ

Do vị trí làm tổ không thuận lợi nên khi thai phát triển sẽ cần nguồn dinh dưỡng từ mẹ, các gai buộc nhau sẽ phá hủy cấu trúc nơi thai đang bám vào làm tổ. Bào thai nằm ngoài buồng tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, thai vỡ sẽ gây ra máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, khiến bụng đau dữ dội. Thai phụ có thể tử vong do mất máu quá nhiều nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tăng nguy cơ vô sinh nữ

Nếu thời điểm phát hiện chửa ngoài dạ con muộn thì toàn bộ cấu trúc nơi thai bám vào đều bị phá hủy, dẫn đến tăng tỷ lệ vô sinh khi thai ngoài tử cung.

Kể cả phát hiện sớm thì việc điều trị cũng tác động không tốt đến khả năng sinh sản và khó phục hồi cơ thể. Bởi quá trình mổ lấy thai cũng sẽ tác động đến ống dẫn trứng, từ đó để lại sẹo và ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh sau này.

Thai chết lưu không xử lý kịp thời gây ảnh hưởng tới người mẹ

Nếu thai chết lưu mà không được phát hiện để xử lý kịp thời thì bào thai sẽ phân hủy ngay trong cơ thể của sản phụ sản, dẫn đến sinh ra nhiều nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết và đe dọa đến tính mạng của mẹ.

Nguy cơ cao tái phát cao

Nguy cơ cao tái phát chửa ngoài dạ con ở người có tiền sử này cao gấp 13 lần so với những bà mẹ chưa bao giờ chửa ngoài dạ con.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Cú sốc tâm lý sau khi đình chỉ thai kỳ có thể khiến nhiều bà mẹ rơi vào tình trạng căng thẳng, trầm cảm…

Những người có nguy cơ có thai ngoài tử cung

Những người có nguy cơ có thai ngoài tử cung
Những người có nguy cơ có thai ngoài tử cung

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, tuy nhiên một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ gặp tình trạng này ở phụ nữ:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Tiền sử nạo phá thai nhiều lần, phẫu thuật cơ quan sinh dục hoặc vùng xương chậu.
  • Lạm dụng chất kích thích.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Nhiễm bệnh giang mai, lậu…
  • Tiền sử mang thai ngoài dạ con, vòi trứng hẹp bẩm sinh, sẹo do phẫu thuật.

Chửa ngoài đã con thì phải làm sao?

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ chửa ngoài dạ con, các mẹ đừng thử các biện pháp hay dân gian hay chờ đợi mà lập tức đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Các bác sĩ sẽ tư vấn phù hợp với mức độ bệnh cũng như giai đoạn mang thai để chọn phương pháp điều trị như phẫu thuật nội soi/ phẫu thuật mở/ dùng thuốc.

Một số câu hỏi khác về tình trạng chửa ngoài dạ con

Chửa ngoài dạ con có đẻ được không?

Một thai ngoài tử cung sẽ không thể di chuyển hay được di chuyển đến buồng tử cung. Chính vì vậy thai ngoài tử cung chắc chắn sẽ không thể sinh được mà mẹ bắt buộc phải điều trị và đình chỉ thai kịp thời.

Chửa ngoài dạ con phải cắt buồng trứng không?

Hầu hết các trường hợp tai ngoài tử cung sẽ là ở ống dẫn trứng nên 2 buồng trứng của mẹ vẫn được giữ nguyên vện sau khi mổ. Những trường hợp phải can thiệp buồng trứng khi thai ngoài tử cung là rất hiếm gặp.

Chửa ngoài dạ con có phải mổ không?

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định là mổ nội soi hay mổ mở hay sử dụng thuốc. Trường hợp thai ngoài tử cung phát hiện sớm thì có thể dùng thuốc để điều trị. Nếu thai đã lớn, có tim thai và thai chưa vỡ hay mới chỉ rỉ máu thì sẽ can thiệp bằng hình thức mổ nội soi. Tuy nhiên, nếu thai đã vỡ hay rỉ máu vào ổ bụng thì bắt buộc can thiệp bằng mổ mở.

Chửa ngoài dạ con là tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người mẹ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích đối với mẹ bầu.

Xem thêm: Biến chứng thai sản là gì? Những nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải

Tài liệu tham khảo

Ectopic pregnancy, Mayo Clinic, truy cập ngày 17/5/2023

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 170,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Sữa tắmQuy cách đóng gói: Lọ 300ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gastinfo

Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 160,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Hỗn dịchQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng