Mẹ bầu bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?

Mẹ bầu hay bị tê tay chân khi mang thai 3 tháng đầu là một tình trạng sinh lý phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hằng ngày của mẹ bầu. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách khắc phục tình trạng tê chân trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nguyên nhân bà bầu bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu

Một số nguyên nhân khiến bầu 3 tháng bầu bị tê chân tay bao gồm:

Bà bầu bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu do tăng cân

Khi mang thai, phụ nữ thường tăng cân nhanh chóng. Điều này đã khiến các mạch máu bị chèn ép, dẫn đến hiện tượng tê tay chân khi mang thai. Bên cạnh đó, khi cân nặng tăng lên cũng sẽ áp lực lên chân và khiến mẹ bầu thường xuyên bị mỏi chân khi mang thai 3 tháng đầu.

Nguyên nhân bà bầu bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu
Nguyên nhân bà bầu bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu

Thiếu chất, thiếu vitamin gây tê chân tay

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai dành cho bà bầu là 1 trong những vấn đề quan trọng. Bà bầu cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như magie, canxi, acid folic, các vitamin B1, B2, B6… Việc cơ thể không được bổ sung đủ những vi chất cần thiết, có thể dẫn đến đề kháng của mẹ bầu giảm, máu kém lưu thông hay thiếu máu dẫn đến tình trạng bị tê tay chân khi mang thai.

Ít vận động

Một trong những lý do phổ biến dẫn tới tình trạng bà bầu hay bị tê chân tay khi mang thai 3 tháng đầu đó là lười vận động. Do cơ thể của bà bầu nặng nề hơn khi mang thai, cộng thêm ốm nghén mệt mỏi khiến phụ nữ mang thai sẽ trở nên lười vận động hơn.

Tuy nhiên điều này cũng sẽ khiến cho thai phụ dễ bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu.

Lười vận động, ít tập thể dục cũng sẽ khiến máu khó khăn khi lưu thông đến các vùng ngoại vi như tay, chân hơn. Do đó, chân, tay sẽ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết khi mẹ bầu chỉ ngồi yên.

Chính vì vậy, tình trạng mẹ bầu bị tê tay chân khi ngủ, khi không vận động sẽ xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn ở những bà bầu ít vận động.

Xem thêm: Đau bụng lâm râm khi mang thai: Nguyên nhân và 3 bước khắc phục nhanh

Do thay đổi nội tiết tố

Các hormon được tiết ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai cũng có thể khiến mẹ bầu bị hội chứng ống cổ tay, chân khiến cho bàn tay, bàn chân và cánh tay bà bầu bị tê. Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu cũng có thể tăng đến 50% khiến các dây thần kinh ở chi chịu áp lực lớn dẫn đến hiện tượng tê mỏi và đau các chi.

Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu hay bị tê chân tay
Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu hay bị tê chân tay

Do bệnh lý mắc phải khiến bà bầu bị tê chân tay

Một số bệnh lý mà mẹ gặp phải có thể gây ra tình trạng bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Đái tháo đường.
  • Mỡ máu tăng cao.
  • Béo phì.
  • Rối loạn thần kinh.
  • Hạ đường huyết hoặc thiếu máu khi mang thai.

Bà bầu bị tê chân ở 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Hiện tượng bà bầu hay bị tê tay chân trong thai kỳ là tình trạng hết sức phổ biến và có thể coi đây là một triệu chứng sinh lý bình thường mà mẹ không nên lo lắng. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết sau khi bạn sinh xong.

Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu bị tê chân tay cũng có thể xuất phát từ một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu mẹ nhận thấy mình bị tê chân tay kèm theo các triệu chứng hoa mắt, co cơ hay không thể nhấc nổi tay chân,… thì mẹ cần phải đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bà bầu bị tê chân ở 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị tê chân ở 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Cách giảm tê chân khi mang thai ở bà bầu

Để hạn chế tình trạng bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu có thể áp dụng 1 trong những biện pháp sau:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Kẽm, canxi, acid folic, các loại vitamin B12, B1. B6, C, D,… đều là những dưỡng chất rất cần thiết khi mang thai. Bà bầu có thể sử dụng thực phẩm: trứng, thịt, cá, sữa và rau xanh, trái cây,… để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, bổ sung thêm vi chất từ viên bổ bầu tổng hợp để hạn chế tình trạng tê bì chân tay khi mang thai.
  • Sử dụng gối ôm để thoải mái hơn khi ngủ.
  • Cần vận động, tập thể dục với cường độ vừa phải và đều đặn. Những bài tập kéo giãn cơ hay yoga đều rất tốt đối với phụ nữ mang thai. Việc tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng cứng khớp và tăng độ dẻo dai cho cơ thể.
  • Ngâm tay chân vào nước ấm: Mẹ có thể pha tinh dầu lavender hay tinh dầu hoa cúc để ngâm chân. Hoặc sử dụng khăn để chườm nóng trên chân thường xuyên bị tê.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế: Nếu mẹ bầu thường xuyên làm việc với máy tính thì cần thường xuyên đứng lên đi lại và vận động các khớp chi. Ngoài ra, bà bầu nên kê cao chân lúc ngồi để giúp giảm chứng tê nhức chân.
Sử dụng gối ôm để thoải mái hơn khi ngủ
Sử dụng gối ôm để thoải mái hơn khi ngủ

Tóm lại, bà bầu hay bị tê chân khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ nên các mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, các mẹ nên vận động hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp hạn chế tình trạng này. Liên hệ 1800.9229 để được giải đáp thêm các vấn đề sức khỏe thai kỳ.

Xem thêm: Bà bầu mất ngủ – mẹo hay cải thiện giúp mẹ ngủ ngon hơn

Tài liệu tham khảo

Numbness During Pregnancy – Causes and Remedies, Cloudninecare, truy cập ngày 08/5/2023

Ngày viết:
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.67 5 sao
(3 đánh giá) 185,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:GelQuy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp x 100g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ PregEU Calci

Được xếp hạng 4.69 5 sao
(13 đánh giá) 310,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 4g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 43,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên ngậm.Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thêm vào giỏ hàng