Vỡ ối sớm đến nay hẳn đã không còn quá xa lạ với các mẹ bầu đã và đang mang thai nhiều lần, tuy nhiên đó lại là điều mới mẻ với các mẹ lần đầu mang thai. Vậy thì để các chuyên gia từ PregEU giải đáp thắc mắc cho mẹ các vấn đề xoay quanh vỡ ối sớm, những nguy hiểm và cách khắc phục chúng nhé.
Vỡ ối sớm là gì?
Là tình trạng túi ối, nơi giữ chất lỏng bao quanh bé trong bụng mẹ, bị vỡ trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, kèm theo đó là dòng chất lỏng không màu không mùi chảy ra.
Thông thường, vỡ ối sớm xảy ra ở khoảng tuần thứ 35 – 37 của thai kỳ và xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ ngay sau đó hoặc trong vòng 24h.
Vỡ ối non là gì?
Trong một vài trường hợp đặc biệt, hiện tượng vỡ ối sớm có thể trở thành vỡ ối sớm sinh non do túi nước ối bị vỡ trước tuần 35. Hiện tượng này rất nguy hiểm và được coi là tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nếu thời gian mang thai bị rút ngắn đi.
Phân biệt vỡ ối sớm và vỡ ối non
Mặc dù về triệu chứng, dấu hiệu nhận biết đều là giống nhau nhưng ở vỡ ối non, có những giả thuyết được đặt ra cho các rủi ro mẹ có thể gặp phải mà vỡ ối sớm hầu như ít gặp như:
- Nhiễm trùng phụ khoa bao gồm âm đạo, tử cung hoặc cổ tử cung.
- Màng túi ối bị tạo sức ép lớn, có thể do chứa quá nhiều chất lỏng, gây ra giãn túi ối.
- Mẹ có tiền sử hút thuốc lá.
- Mẹ đã từng phẫu thuật hoặc sinh thiết cổ tử cung.
- Mẹ đã từng bị vỡ ối non ở lần mang thai trước đó.
Nhìn chung, vỡ ối sớm và vỡ ối non đều nguy hiểm và cần được bác sĩ theo dõi sát sao, song, với vỡ ối non luôn có nguy cơ cao khi gặp biến chứng, bởi vậy mà cần được quan tâm và có nhiều cách phòng tránh vỡ ối hơn.
Biểu hiện khi bị vỡ ối sớm là gì?
Như đã đề cập, bất kể là mẹ vỡ ối tuần 37 hay sớm hơn thì đều có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là dòng chất lỏng chảy ra từ âm đạo. Tùy vào từng hoạt động mẹ đang thực hiện ngay khi vỡ ối sớm mà nó có thể từ nhỏ giọt, rò rỉ cho đến trào ồ ạt ra ngoài.
Với đặc điểm nước ối là do chính cơ thể người mẹ tạo ra để nuôi dưỡng thai nhi nên chúng không có màu và không có mùi. Đôi khi mẹ có thể nhầm lẫn với nước tiểu khi thấy màu vàng nhạt của chúng, song, thay vì mùi khai thì nước ối thường có mùi ngọt hơn nhiều.
Có rất nhiều mẹ thắc mắc tại sao vỡ ối mà không đau bụng, rất dễ hiểu bởi nước ối cũng chỉ là một phản ứng của cơ thể khi đạt một giới hạn nào đó, giống với nước tiểu. Khi hiện tượng rò rỉ xảy ra, mẹ chỉ cảm thấy cảm giác ẩm ướt nơi âm đạo hoặc đũng quần mẹ thay vì đau đớn.
Vậy nguyên nhân do đâu mà mẹ vỡ ối sớm?
Hầu hết các nhà khoa học đều chưa tìm ra được nguyên nhân vỡ ối sớm là do đâu, song, có những giả thuyết được đặt ra và đã được công nhận tới 90% rằng, khi đủ 37 tuần, tử cung co lại, cổ tử cung sẽ mỏng đi và giãn ra. Điều này gây ra sức ép lên màng ối và khiến chúng có xu hướng yếu đi trước áp lực của các cơn co thắt. Và cuối cùng, túi ối có thể tự vỡ ngay khi cơn chuyển dạ bắt đầu.
Phải làm gì khi bị vỡ ối sớm?
Sau khi mẹ nhận thấy bản thân mình bị vỡ ối sớm, điều đầu tiên cần làm là liên hệ với bác sĩ ngay lập tức và đi đến bệnh viện ngay để kiểm tra tình trạng cơ thể. Ba cũng đừng quên cầm theo các đồ vật cần thiết của mẹ như:
- Sổ khám sức khỏe định kỳ.
- Thực phẩm chức năng hoặc bất cứ một loại thuốc nào mẹ đang sử dụng.
- Thẻ bảo hiểm y tế hoặc các hồ sơ thông tin các nhân cần thiết khác.
Tất cả những thứ này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra và đưa ra biện pháp cấp cứu chính xác và kịp thời.
Tại bệnh viện bác sĩ sẽ tiến hành từng bước khám sức khỏe, xác định tuổi thai, hệ hô hấp và các hoạt động của thai nhi cũng như mức độ ảnh hưởng của hiện tượng vỡ ối vừa rồi đối với bé.
Với bé đã ở tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc hơn
Theo kinh nghiệm khi vỡ ối từ các chuyên gia và từ các mẹ đi trước thì đã đến lúc bé muốn ra ngoài và vỡ ối sớm chính là cách mà bé muốn truyền đạt tới mẹ.
Phần lớn quá trình chuyển dạ tự nhiên sẽ được bắt đầu ngay sau đó hoặc trong vòng 24 giờ là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thai nhi. Một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể dùng thuốc để hỗ trợ chuyển dạ cho mẹ.
===> Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mà mẹ cần nắm rõ
Với bé từ tuần thứ 33 – 37 của thai kỳ
Ở các bé lúc này có hệ hô hấp đã gần như hoàn thiện nên bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ nên kích thích để bé được chào đời sớm hơn, hạn chế rủi ro xảy ra và an toàn hơn cho trẻ.
Với bé đang ở dưới tuần thứ 34 của thai kỳ
Nguy cơ sinh non kèm theo nhiễm trùng nước ối và màng hoặc các biến chứng khác là rất có thể xảy ra như:
- Nhau thai tách ra khỏi tử cung.
- Bắt buộc phải chuyển sang sinh mổ.
===> Xem thêm: Dấu hiệu sinh non mà mẹ bầu không được bỏ qua
Điều này rất có thể xảy ra bởi, có rất nhiều mẹ muốn tiếp tục mang thai cho đến khi bé đủ tháng. Tại thời điểm này, bác sĩ sẽ quan sát, cân nhắc phác đồ điều trị ối vỡ non để thuận theo tâm nguyện của gia đình. Bên cạnh đó kết hợp các biện pháp chăm sóc mẹ phù hợp bao gồm:
- Nghỉ ngơi tại giường bệnh.
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như bình thường nhưng vẫn cần phải có sự cho phép của bác sĩ.
- Sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ:
+ Corticosteroid: hỗ trợ phổi thai nhi phát triển.
+ Kháng sinh: ngăn ngừa nhiễm trùng, gia tăng thời gian bé trong bụng mẹ.
+ Tocolytics: dừng lại cơn co tử cung.
+ Magie sulfat: tăng cường hoạt động não bộ của trẻ.
- Theo dõi thường xuyên các diễn biến từ thai nhi để phát hiện kịp thời các trường hợp không mong muốn.
+ Theo dõi nhịp tim.
+ Theo dõi chuyển động.
Trên đây là tất cả các thông tin về vỡ ối sớm, mọi thắc mắc liên hệ số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn miễn phí nhé.
PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo
- Premature Rupture of Membranes: Causes & Treatment, Cleveland Clinic, truy cập ngày 29/04/2023
- Premature rupture of membranes: MedlinePlus Medical Encyclopedia, Medline Plus, truy cập ngày 29/04/2023