Làm IVF là gì? Chu trình 5 bước và những rủi ro mang lại khi thực hiện

Làm IVF là gì? Làm IVF như thế nào và chúng có rủi ro không? Chắc hẳn nhiều ba mẹ cũng đang thắc mắc với câu hỏi này. Đặc biệt là khi khoa học ngày càng phát triển như hiện nay, phương pháp này được coi là vị cứu tinh cho các gia đình đang gặp vấn đề về sinh nở. Vậy hãy cùng xem chuyên gia đến từ PregEU nói gì về điều này nhé. 

Làm IVF là gì?

IVF, hay có tên gọi khác là thụ tinh trong ống nghiệm, là một loạt các chu trình phức tạp được sử dụng trong phòng thí nghiệm để tăng khả năng thụ thai và sinh sản, đồng thời có thể can thiệp nhằm hạn chế các vấn đề về gene di truyền. 

Khác với quá trình thụ tinh và sinh sản tự nhiên thì trong IVF, các kỹ thuật y tế đặc biệt sẽ được sử dụng để lấy trứng và tinh trùng khỏe mạnh, đủ điều kiện sinh sản để đưa vào quá trình thụ thai trong ống nghiệm. Sau khi hoàn tất các công đoạn, chúng mới được vào cơ thể người phụ nữ để nuôi dưỡng. 

Quá trình làm IVF diễn ra như thế nào?

Được chia sẻ kinh nghiệm từ những mẹ đã làm thụ tinh ống nghiệm thành công, quá trình làm IVF mất không bao lâu, thường diễn ra trung bình từ 3 tuần cho tới vài tháng, tất nhiên sẽ phải đảm bảo ba và mẹ đều có cơ địa khỏe mạnh và mong muốn có em bé. 

Có 6 bước cơ bản để thực hiện IVF:

  • Bước 1: thực hiện các xét nghiệm trước khi làm IVF
  • Bước 2: kích thích rụng trứng bằng các loại thuốc.
  • Bước 3: thực hiện thủ thuật lấy trứng
  • Bước 4: tiến hành thụ tinh.
  • Bước 5: nuôi cấy phôi trong môi trường nhân tạo.
  • Bước 6: chuyển phôi vào tử cung của mẹ sau 3 – 5 ngày hoàn thành việc nuôi cấy.

Sau khi làm hết các thủ tục, mẹ sẽ được khám hoặc siêu âm lại để xem mẹ có thai hay không. 

  • Nếu có thai: mẹ sẽ được chuyển qua để thực hiện các thủ tục chăm sóc thai sản.

===> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Máu báo thai: Nguyên nhân và cảnh báo sức khỏe

  • Nếu không có thai: mẹ sẽ ngưng dùng progesterone và có kinh trong vòng 1 tuần sau đó. Có dấu hiệu không ra kinh hoăc ra máu bất thường thì cần báo lại với bác sĩ ngay lập tức để kịp thời can thiệp.
làm ivf là gì
Làm ivf là gì?

Trường hợp nào nên làm IVF?

Mặc dù không phải là phương pháp nhanh nhất nhưng lại là phương thức được tin dùng nhất để tạo ra sự kết tinh của cả ba và mẹ trong những trường hợp một trong hai người gặp vấn đề như:

Đối với ba

Khi khả năng sản xuất tinh trùng ở mức trung bình, tinh trùng di chuyển yếu, mất đuôi hoặc biến dạng thì rất khó để chúng di chuyển và thâm nhập vào bên trong trứng. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho ba bị giảm chức năng sinh sản có thể kể tới như:

  • Nguyên nhân từ y tế: mất cân bằng nội tiết, xuất tinh ngược, khiếm khuyết ống vận chuyển tinh trùng..
  • Nguyên nhân từ môi trường: tiếp xúc hóa chất công nghiệp, kim loại nặng, bức xạ hoặc tia X..

Nhưng, sau cùng nguyên nhân mà hầu hết nam giới đều mắc phải đó là lối sống cá nhân không khoa học. Từ hút thuốc lá, uống rượu bia, trầm cảm, thừa cân, béo phì.. tất cả những thói quen này đều mang tới những ảnh hưởng trực tiếp, tiêu cực nhất cho tinh trùng.

Đối với mẹ

Có thể nói, đối với cơ thể của phụ nữ có nhiều yếu tố phức tạp hơn rất nhiều.

  • Đã từng bị tổn thương ống dẫn trứng: 

Tổn thương hay tắc nghẽn ống dẫn trứng liên quan trực tiếp tới việc trứng và tinh trùng thụ tinh. Không chỉ ngăn tinh trùng đi đến buồng trứng mà còn làm giảm khả năng phôi thai di chuyển đến thành tử cung để làm tổ.

  • Rối loạn quá trình rụng trứng: 

Quá trình rụng trứng không xảy ra thường xuyên hoặc thậm chí là không có trứng rụng. Mặc dù không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình thụ tinh nhưng lại hạn chế chọn lọc các loại trứng chất lượng.

  • Lạc nội mạc tử cung: 

Thường xảy ra khi niêm mạc tử cung bị cấy ghép hoặc phát triển không đúng bên trong tử cung, gây cản trở các cơ quan buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng thực hiện trọn vẹn chức năng của chúng. Hơn thế, trong một trường hợp khác, nếu phôi thai được thụ tinh thì nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung là rất lớn. 

  • U xơ tử cung: 

Được coi là khối u lành tính trong tử cung và không nguy hại đến tính mạng của mẹ nhưng nó lại ngăn cản quá trình làm tổ của trứng và tinh trùng.

làm ivf là gì
Quá trình và thách thức khi làm IVF là gì?

Làm IVF có hai sức khỏe không?

Dù IVF được coi như vị cứu tinh cho các gia đình không có khả năng sinh con, song, cơ hội nuôi dưỡng con khỏe mạnh và sinh chúng ra một cách an toàn không phải là đơn giản. Không chỉ tốn kém về thời gian, tiền bạc mà còn rất nhiều rủi ro khác có thể kể tới như:

Đối với người mẹ

Thông thường, IVF sẽ diễn ra một cách an toàn mà không để lại bất cứ một ảnh hưởng nào. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp mẹ nhạy cảm gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:

  • Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm ở mức độ nhẹ: chuột rút, buồn nôn và nôn, bốc hỏa, choáng váng, mất cân bằng tâm trạng.
  • Gia tăng số lần sinh con:

Sẽ thật là may mắn nếu phôi thai đưa vào tương thích với cơ thể mẹ và có thể sinh ra nhiều hơn một con. Đây dường như không phải điều xấu, tuy nhiên, mang đa thai sẽ thúc đẩy biến chứng đến với mẹ và bé nhiều hơn và dễ thấy nhất là chuyển dạ sinh non.

  • Hội chứng kích thích buồng trứng quá mức: 

Đây cũng được coi là một hệ quả của việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc gây rụng trứng như gonadotropin màng đệm ở người (HCG), khiến cho buồng trứng bị sưng và đau. 

Dù các triệu chứng này chỉ kéo dài khoảng một tuần với các biểu hiện đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa..  song nếu mẹ có thai thì các biểu hiện này có thể kéo dài hơn vài tuần cho đến vài tháng. Ngoài ra, mẹ còn có thể bị tăng cân mất kiểm soát hoặc bị ảnh hưởng đến tim mạch gây ra khó thở. 

  • Có thai ngoài tử cung: 

Đây là một trường hợp hy hữu khi đã can thiệp hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn rất quan ngại khi tỉ lệ trứng làm tổ bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng đạt từ 2% – 5%. Và chắc chắn khi trường hợp này xảy ra, việc đình chỉ thai nhi là bắt buộc.

===> Xem thêm: Chửa ngoài dạ con – dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm

  • Biến chứng khi lấy trứng:

Biến chứng này xuất hiện khi bác sĩ sử dụng kim để chọc hút lấy trứng, gây chảy máu và tổn thương các bộ phận xung quanh như ruột, bàng quang, mạch máu.. Mặt khác, biến chứng có thể do sự can thiệp của thuốc an thần và gây mê toàn thân trong khi lấy mẫu gây ra. 

làm ivf là gì
Luôn có những rủi ro cho cả mẹ và bé khi thực hiện IVF

Đối với bé

  • Sinh con ra nhẹ cân:

Như đã đề cập, có rất nhiều sự may mắn xoay quanh việc mang thai nhiều hơn một phôi thai, nhưng, đây cũng là cơ sở để bé sinh non, không đủ ngày tháng được nuôi dưỡng trong bụng mẹ hoặc con nhẹ cân. Chẳng những vậy, bé sinh ra còn gặp nhiều vấn đề nguy hiểm tính mạng như hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, bại não.. 

  • Sảy thai, thai chết lưu:

Thực chất về việc mang thai giữa mẹ tự nhiên và mẹ đã dùng IVF đều có nguy cơ sẩy thai là như nhau, khoảng từ 15% – 25%. Và tất nhiên, tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ này lại càng đáng lo ngại. 

  • Dị tật thai nhi:

Trong bất cứ một giai đoạn mang thai nào, bố mẹ đều được khuyên rằng nên đảm bảo bố dưới 50 tuổi và mẹ dưới 35 tuổi để con sinh ra khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên, với bố mẹ thụ tinh trong ống nghiệm thì chưa có nhiều số liệu để chứng minh rằng nguy cơ bé mắc dị tật bẩm sinh là ít hơn so với thông thường.

Trên đây là tất cả các thông tin về IVF như làm IVF là gì, quá trình diễn ra và rủi ro khi thực hiện. nếu mẹ còn thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp số hotline miễn cước 18009229 hoặc 0973732486 để được tư vấn miễn phí nhé.

PregEU chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe!

Tài liệu tham khảo

  1. In vitro fertilization (IVF), Mayo Clinic, truy cập ngày 27/04/2023
  2. In vitro fertilization (IVF): MedlinePlus Medical Encyclopedia, Medline Plus, truy cập ngày 27/04/2023
Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(10 đánh giá) 50,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Cao lỏngQuy cách đóng gói: Hộp 60ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(8 đánh giá) 60,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên sủiQuy cách đóng gói: Tuýp 10 viên sủi
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.90 5 sao
(10 đánh giá) 230,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 50g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Evatinfo

Được xếp hạng 4.83 5 sao
(12 đánh giá) 580,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dạng bào chế: Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 60 viên
Thêm vào giỏ hàng