Có đến 38% bà bầu bị táo bón và gây ra nhiều phiền toái trong thai kỳ. Bài viết hôm nay sẽ gửi đến các mẹ một số lời khuyên để giảm thiểu tình trạng này.
Táo bón là gì?
Táo bón khi mang thai có liên quan đến sự di chuyển của các chất thải có trong đường ruột. Khi có sự gián đoạn của quá trình luân chuyển này, dẫn đến chất thải bị dồn lại lâu hơn và gây ra táo bón.
Táo bón thường gặp nhất vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những biểu hiện gây khó chịu nhất khi mang bầu.
Táo bón khi mang thai có gây ra nguy hiểm không?
Không chỉ khiến cho các mẹ bầu mệt mỏi, táo bón khi mang thai kéo dài còn có nguy cơ dẫn đến một số hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Những vấn đề đáng quan tâm có thể kể đến là:
– Thiếu hụt dinh dưỡng: Việc bị táo bón thường xuyên khiến cho các mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, đầy bụng do chất thải, khí thải không được tống ra ngoài. Điều này gây ra tâm lý ăn không ngon, ngại ăn dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất. Đây cũng là một nguyên nhân có thể khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng.
– Nguy cơ bị sảy thai: Bà bầu bị táo bón đại tiện sẽ khó khăn nên phải dùng sức nhiều để rặn. Trong tam cá nguyệt thứ nhất, điều này có thể khiến mẹ dễ bị sảy thai hoặc sinh non khi ở 3 tháng cuối thai kỳ.
– Các chất độc như amoniac, phenol, indol… tích tụ lâu ngày ở ruột dễ bị hấp phụ vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Táo bón lâu ngày khiến mẹ stress, hay cáu gắt.
Ngoài ra, việc táo bón khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như viêm đại tràng, trĩ…
Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón
Việc không biết được nguyên nhân gây táo bón khi mang thai có thể dẫn đến điều trị sai và bệnh càng trầm trọng hơn. Mẹ hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân cơ bản khiến bà bầu bị táo bón:
– Sự gia tăng hormone progesterone: Điều này gây ra giãn các cơ, trong đó có cơ ruột. Sự gia tăng này khiến cho thức ăn di chuyển chậm hơn, gây ra táo bón.
– Sự phát triển của tử cung và thai nhi: Điều này gây chèn ép 1 số dây thần kinh, tĩnh mạch dưới và tĩnh mạch vùng chậu. Mặt khác, sự to ra của tử cung và lớn lên của thai nhi cũng gây chèn ép ổ bụng, giảm không gian của đường tiêu hóa, dẫn đến thức ăn di chuyển chậm hơn.
– Nôn nghén gây mất nước: Thai phụ bị mất nước do ốm nghén trong ba tháng đầu cũng gây ra chứng táo bón.
– Lười vận động: Cơ thể nặng nề vào những tháng cuối thai kỳ khiến cho mẹ bầu lười vận động. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chứng táo bón thai kỳ tăng lên.
– Do bổ sung sắt và canxi không đúng cách: trong thai kỳ, mẹ cần bổ sung thêm vi chất để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc lựa chọn không đúng loại vi chất và liều lượng không đúng khiến cho mẹ bầu bị táo bón, nóng trong.
– Do lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng các thuốc nhuận tràng trong thời gian dài và liều lượng cao sẽ khiến cho các chức năng của ruột suy giảm, dẫn đến táo bón.
– Do bệnh lý: Tiểu đường thai kỳ, nhược giáp cũng có thể dẫn đến chứng táo bón thai kỳ.
– Thói quen nhịn đi vệ sinh: điều này khiến cho phân lưu lại trong ruột lâu hơn, sự tái hấp thu nước khiến cho phân cứng, táo bón. Ngoài ra, việc ăn nhiều chất khó tiêu khiến hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa kịp dẫn đến táo bón.
Phòng tránh và biện pháp hỗ trợ điều trị chứng táo bón khi mang thai
Táo bón thai kỳ tác động xấu đến cả sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, việc biết cách phòng tránh táo bón cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số lời khuyên cho mẹ bầu:
Bổ sung đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp đẹp da mà còn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và nhận tràng. Vậy nên, lời khuyên cho các mẹ bầu là hãy cố gắng uống đủ nước mỗi ngày. Lượng nước bổ sung cho cơ thể có thể là nước lọc, canh, nước trái cây… Mẹ cần tránh uống nhiều cà phê bởi điều này gây lợi tiểu, tăng mất nước và gây ra táo bón.
Ngoài ra, việc uống đủ nước còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa được phù nề trong thai kỳ và cân bằng nhiệt độ cơ thể, giúp thai nhi hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Bổ sung chất xơ
Một chế độ ăn dồi dào chất xơ sẽ giúp mẹ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn. Chất xơ sẽ giúp hút nước cho khối phân, giúp mềm phân và phân có thể thải ra một cách dễ dàng hơn.
Mẹ nên bổ sung các loại chất xơ hòa tan từ mận, táo, chuối, rau xanh…
Ngoài ra, việc bổ sung quá nhiều chất xơ cũng có thể khiến cho khối phân quá to, cũng sẽ khiến mẹ khó khăn hơn trong đi nặng. Do đó, mẹ chỉ nên ăn một chế độ ăn chứa lượng chất xơ vừa đủ.
Chăm chỉ vận động
Vận động nhẹ nhàng thường xuyên cũng sẽ giúp thai phụ ngăn ngừa bị táo bón khi mang thai. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc tập một số bài yoga cho bà bầu để vừa cải thiện sức khỏe, vừa giúp tiêu hóa tốt.
Tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh
Việc nhịn đi vệ sinh có thể dẫn đến bệnh trĩ, táo bón. Vì vậy, khi có nhu cầu đi vệ sinh, mẹ không nên nhịn. Nếu có thể, hãy tập thói quen đi đại tiện vào một vài khung giờ nhất định, điều này sẽ giúp mẹ từ từ giảm chứng táo bón.
Ngoài ra, một tư thế đi vệ sinh đúng cách sẽ giúp giảm áp lực lên ruột và nguy cơ mắc bệnh trĩ cho mẹ bầu.
Bổ sung sắt và canxi đúng cách
Việc bị táo bón khi uống sắt và canxi cũng rất thường gặp. Để hạn chế điều này, mẹ nên lựa chọn sắt hữu cơ như sắt fumarat, sắt gluconat…; canxi hữu cơ, canxi từ sữa…
Những dạng sắt, canxi này sẽ thân thiện với đường tiêu hóa, dễ hấp thu hơn nên ít gây kích ứng trên dạ dày hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn canxi có hàm lượng canxi nguyên tố dưới 500mg để không gây ức chế hấp thu sắt. Đồng thời nên bổ sung kết hợp với vitamin D để canxi được hấp thu tốt hơn.
Ngoài ra, khi uống sắt và canxi, mẹ nên uống thêm nước cam để hỗ trợ cho việc hấp thu sắt và canxi tốt hơn.
Mẹ có thể lựa chọn viên bổ bầu tổng hợp có chứa sắt hữu cơ fumarat, canxi từ sữa, vitamin D cùng các vitamin khác dễ hấp thu cho thai kỳ khỏe mạnh mà không lo táo bón.
Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu
Việc lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa khi mang bầu cũng giúp giảm thiểu tình trạng các mẹ bầu bị táo bón. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mẹ có thể tham khảo:
Đu đủ chín
Trong đu đủ chín có chứa nguồn chất xơ, enzyme, papain dồi dào cũng một số thành phần khác giúp chống táo bón. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung ngay đu đủ chín vào thực đơn trong suốt thai kỳ nhé.
Khoai lang
Khoai lang chứa chất xơ cùng nhiều dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin B, vitamin C, … Mẹ có thể ăn khoai lang luộc (100g) mỗi ngày để giúp nhuận tràng và cải thiện tiêu hóa.
Vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
Bí đỏ
Bí đỏ là một trong những thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Các dưỡng chất có trong loại quả này không chỉ có tác dụng phòng thiếu máu mà còn rất tốt đối với các mẹ bầu bị táo bón thai kỳ.
Nguồn chất cơ dồi dào có trong bí đỏ giúp nhuận tràng, hỗ trợ giảm táo bón và phòng ngừa trĩ khi mang thai.
Cà rốt
Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều beta caroten, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, canxi, phốt pho, chất xơ. Những dưỡng chất trên có tác dụng nhuận tràng, điều hòa đường ruột.
Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể uống nước ép cà rốt hoặc ăn cháo cà rốt để giúp cải thiện tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cho con.
Quả sung
Sung được xem là thực phẩm chứa chất xơ tốt bậc nhất trong các loại rau quả. Lượng chất xơ hòa tan dồi dào có trong quả sung giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón rất hiệu quả cho thai phụ.
Chuối
Tác dụng nhuận tràng của quả chuối từ lâu đã được công nhận. Loại quả này chứa rất nhiều chất xơ. Mỗi ngày mẹ bầu có thể ăn 2 quả chuối giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu. Mẹ bầu nên nhớ chỉ ăn chuối chín hoặc chuối đã nấu chín, tuyệt đối tránh ăn chuối xanh.
Mận
Uống nước ép mận hay ăn mận khi táo bón thai kỳ là mẹo được áp dụng từ lâu. Lượng chất xơ hòa tan có trong mận giúp nhuận tràng và giúp phân đi ra ngoài dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, mận là một loại quả nóng nên mẹ không nên ăn quá nhiều mỗi ngày.
Táo
Táo là loại quả chứa đa dạng chất dinh dưỡng như kali, phốt pho, mangan, magie, pectin… Ngoài ra, lượng chất xơ hòa tan trong táo cũng có tác dụng giảm táo bón, giảm cholesterol máu.
Nếu tình trạng táo bón thai kỳ kéo dài, không được cải thiện thì mẹ bầu nên tới thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý kịp thời. Tránh để kéo dài có thể dẫn đến những tiêu cực cho cả mẹ và bé.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân, cách cải thiện khi mẹ bầu bị táo bón phía trên sẽ hữu ích đối với mẹ. Liên hệ 1800.9229 để giải đáp các vấn đề sức khỏe thai kỳ khác.
PregEu uống có bị nóng táo bón không ạ
Chào bạn,
Sự chèn ép tử cung tăng dần trong quá trình mang thai, nhu động ruột giảm, và kết hợp với sự giảm vận động ở phụ nữ có thai, dẫn đến táo bón là một triệu chứng thường gặp trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Việc bổ sung sắt cũng có thể gây táo bón. Tuy nhiên, thành phần sắt có trong PregEU là sắt fumarat – sắt hữu cơ, loại sắt này hấp thu tốt và ít gây táo bón. Ngoài ra bạn nên chú ý ăn chế độ ăn cân bằng khi bổ sung sắt, và ăn thêm các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, hoa quả, ngô, khoai lang và các sản phẩm thực phẩm thô khác, là những loại có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Chúc bạn có một kì thai sản khỏe mạnh!
Ngoài ra, nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 (miễn cước) trong giờ hành chính để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
bsi ơi, em đag bầu tháng thứ 5 r nhưng mấy nay hay đau bụng dưới bên trái, chỗ xương chậu ấy ạ, mà không biết sao đau nữa, e được uống enter k ạ, có ảnh hưởng đến be sk ạ?
Chào bạn,
Đau bụng khi mang bầu tháng thứ 5 do rất nhiều nguyên nhân. Có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc do chế độ ăn uống không phù hợp… hoặc thậm chí nguy hiểm hơn có thể do bong nhau thai, sảy thai hoặc tiền sản giật…
Do đó, nếu cơn đau xảy ra nhẹ nhàng và nhanh chóng biến mất thì không đáng lo ngại nhưng nếu đó là cơn đau dữ dội hoặc kéo dài thì điều đầu tiên mẹ cần làm đó là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án xử trí kịp thời mẹ nhé.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mẹ cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
PregEU chúc mẹ và bé mạnh khỏe!