Nếu như trong 40 tuần thai kỳ, dinh dưỡng của con phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ thì thời điểm chuẩn bị có thai, việc bổ sung dinh dưỡng để có phôi thai khỏe mạnh cần cả bố thực hành. Hãy cùng tìm hiểu dinh dưỡng trước mang bầu ở cả bố và mẹ thông qua bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai
Khi có ý định mang thai, việc ăn uống cân bằng, khoa học, đảm bảo yếu tố dinh dưỡng sẽ giúp tinh trùng và trứng khỏe mạnh hơn để tăng khả năng thụ thai. Đồng thời con sinh ra cũng sẽ có nền tảng khỏe mạnh hơn.
Hơn nữa, khi phụ nữ bổ sung đủ chất dinh dưỡng thiết yếu trước khi mang thai sẽ giúp có một sức khỏe tốt, hỗ trợ cho thai kỳ khỏe mạnh. Bởi hầu hết phụ nữ có thai đều không biết mình đã có thai trong vài tuần đầu. Trong khi đó, các cơ quan quan trọng của con sẽ được hình thành ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu mẹ không bổ sung đủ vi chất sẽ khiến con không thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh.
Đặc biệt, trong 4 tuần đầu của thai kỳ, hệ thần kinh của thai nhi đã phát triển và bắt đầu đóng lại. Việc không có đủ acid folic có thể khiến con bị các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, sứt môi, hở hàm ếch, vô sọ…
Chính vì vậy, ngay từ khi có ý định sinh con trước 3 tháng, cả vợ và chồng cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, bổ sung đủ dinh dưỡng cho tinh trùng và trứng phát triển tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng trước mang bầu cho cả bố và mẹ
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, cả bố và mẹ hãy cùng thực hiện chế độ dinh dưỡng cho vợ chồng chuẩn bị mang thai như sau:
Dinh dưỡng trước mang bầu đối với người mẹ
Để phát triển, hoàn thiện, trưởng thành và sẵn sàng cho quá trình thụ thai, tinh trùng và trứng cần khoảng thời gian 3 tháng. Tuy nhiên, vì không thể biết chắc chắn thời gian thụ thai nên bạn hãy chủ động bổ sung dinh dưỡng ngay khi có kế hoạch mang thai.
Những nhóm chất mẹ nên bổ sung là:
– Acid Folic (vitamin B9):
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, mỗi ngày, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung 400mcg acid folic. Với khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì phụ nữ cần bổ sung từ 400 đến 600 mcg acid folic trước, trong, sau khi mang thai.
Đây là vi chất có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, phát triển hồng cầu, tăng chất lượng trứng, phát triển tử cung, buồng trứng khi có thai.
Đối với thai nhi, việc bổ sung đủ acid folic trong những tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết ở ống thần kinh cho trẻ.
Vì vậy, vi chất đầu tiên không thể thiếu cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai là acid folic.
Việc bổ sung acid folic có thể thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày như rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh, cam, đậu phộng… Tuy nhiên, acid folic rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến nên bên cạnh bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày thì bạn việc bổ sung thêm từ thuốc bổ là cần thiết.
– Chuẩn bị mang thai nên bổ sung omega 3
DHA/EPA là 2 dạng omega 3 quan trọng mà người mẹ cần tích lũy ngay từ trước mang thai. Việc bổ sung đủ omega 3 cũng sẽ giúp tăng tỉ lệ thụ thai và tăng khả năng sống sót của bào thai khi đã thụ thai thành công.
Bên cạnh đó, omega 3 cũng có những tác dụng khác cho sức khỏe như sáng mắt, giảm mỡ máu, phòng tránh xơ vữa động mạch…
Những thực phẩm chứa omega 3 bao gồm: cá ngừ, cá hồi, tảo biển, hạt óc chó…
– Canxi:
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần khoảng 800 mg canxi/ ngày. Việc bổ sung canxi có thể thông qua các thực phẩm như sữa, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, phô mai, sữa chua…
– Sắt:
Khi mang thai người mẹ cần một lượng máu đủ để nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhi. Việc bổ sung sắt sẽ thông qua chế độ ăn hàng ngày, điều này sẽ giúp bạn có đủ lượng máu cơ thể cần, cải thiện sức khỏe để chuẩn bị mang thai.
Nguồn sắt không sử dụng hết sẽ được dự trữ tại gan và lá lách. Khi cơ thể thiếu sắt, cơ thể sẽ huy động lượng sắt tại đây để sử dụng, nhất là khi mang thai.
Những loại thực phẩm chứa sắt mà bạn nên bổ sung hàng ngày như thịt nạc (bò, lợn, gà, cá…), rau (cải xoăn, súp lơ xanh…), ngũ cốc, đậu…
– Kẽm:
Việc bổ sung kẽm sẽ giúp mẹ tăng đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm virus, nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, kẽm cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Hải sản, thịt gà, thịt bò là những thực phẩm chứa kẽm mà mẹ nên bổ sung.
– Vitamin:
Bên cạnh những dưỡng chất kể trên, việc bổ sung vitamin mỗi ngày là điều không thể thiếu để duy trì sức khỏe. Rau, trái cây, ngũ cốc.. đểu rất giàu vitamin.
Việc bổ sung vi chất qua chế độ ăn uống hàng ngày sẽ không đủ nhu cầu nếu có ý định mang thai. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm thông qua các loại vitamin tổng hợp như PregEU. Đây là bộ đôi giúp hỗ trợ bổ sung DHA, EPA, cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trước, trong, sau khi mang thai.
===>>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm nên kiêng trước khi mang thai
Dinh dưỡng trước mang thai đối với bố
Trên thực tế, để sinh con ra khỏe mạnh thì sức khỏe người bố cũng rất quan trọng. Bố cũng cần những dưỡng chất như kẽm, omega 3, vitamin, C, E… Điều này sẽ giúp bố có sức khỏe tốt, thúc đẩy cơ quan sinh sản sản sinh ra những tinh trùng có chất lượng tốt.
– DHA/EPA: tăng chất lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai.
– Acid Folic: giúp tinh trùng khỏe mạnh. Việc thiếu hụt acid folic sẽ làm tăng tỉ lệ tinh trùng có nhiễm sắc thể bất thường.
– Kẽm: cần thiết cho sự sản sinh hormone sinh dục nam và tinh trùng.
– Vitamin C: giảm lượng tinh trùng dính chùm gây vô sinh ở nam giới.
Những lưu ý khi chuẩn bị mang thai
Một số lưu ý khi chuẩn bị mang thai cho mẹ và bố là:
– Giữ cân nặng phù hợp.
– Không sử dụng các chất kích thích.
– Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, đồ nướng.
– Tránh những nơi có khói thuốc lá, ô nhiễm, phóng xạ.
– Luyện tập mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Trên đây là dinh dưỡng trước khi mang bầu cho cả mẹ và bố. Chúc gia đình bạn sớm có tin vui.
===> Xem thêm: Tổng hợp các mũi tiêm trước bầu mà bà mẹ nào cũng cần biết
Tài liệu tham khảo
- Before the beginning: nutrition and lifestyle in the preconception period and its importance for future health, Lancet, 2018 Apr 16, truy cập ngày 26/10/2022
- Should I change my lifestyle when I am planning a pregnancy?, plannedparenthood.org, truy cập ngày 26/10/2022
- Nutrition Before Pregnancy, stanfordchildrens.org, truy cập ngày 26/10/2022