Nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng dựa vào tư thế ngủ có thể giúp bố mẹ nhận biết trẻ có đang phát triển khỏe mạnh không. Nếu vậy, hãy cùng Dược phẩm Tín Phong tìm hiểu ngay 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh có thể bố mẹ chưa biết ngay qua bài viết dưới đây.
Giấc ngủ và tư thế ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ
Theo các chuyên gia hầu hết quá trình phát triển trí não của trẻ thường xảy ra khi trẻ ngủ. Chính vì vậy. giấc ngủ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và hành vi của bé nói chung mà còn ảnh hưởng đến trí não nói riêng.
Giấc ngủ có vai trò cốt yếu trong sự phát triển trí não của trẻ. Cụ thể, một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vì giấc ngủ giúp trẻ phát triển trí nhớ, khả năng khái quát hóa, tiếp thu từ vựng và học từ ngữ. Giấc ngủ còn giúp tăng khả năng tập trung, sự nhận thức, tâm trạng, khả năng phục hồi của trẻ.
Ngoài ra, một nghiên cứu khoa học khác gần đây đã phát hiện ra rằng, trẻ em ngủ không đủ giấc 9 tiếng mỗi đêm có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm thần và hành vi hơn so với những đứa trẻ ngủ đủ giấc.
Nếu ngủ không đủ giấc, trẻ có thể gặp phải những vấn cụ thể như trẻ hay bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng, dễ bị bốc đồng hơn.
Những đứa trẻ ngủ không đủ giấc cũng dễ bị suy giảm chức năng nhận thức, khả năng đưa ra quyết định, giải quyết xung đột,…
Đặc biệt, hình ảnh chụp não khi bắt đầu nghiên cứu và sau hai năm tham gia nghiên cứu khoa học cho thấy sự khác biệt về cấu trúc và chức năng não ở nhóm ngủ không đủ giấc so với nhóm ngủ đủ giấc.
Trẻ em ngủ không đủ giấc ít hơn 9 giờ mỗi đêm có ít chất xám hơn hoặc thể tích nhỏ hơn ở một số vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát sự chú ý, trí nhớ và ức chế so với những trẻ có thói quen ngủ lành mạnh.
Đặc biệt một số nghiên cứu khác gần đây còn chứng minh được rằng trẻ nhỏ, nhất là trở sơ sinh có nguy cơ dễ bị đột tử khi ngủ sai cách.
Chính vì vậy, tư thế ngủ thoải mái có thể giúp trẻ có một giấc ngủ ngon không chỉ vừa giúp hỗ trợ trí não mà còn hạn chế gặp phải những rủi ro trong khi ngủ.
Bật mí 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh
Theo các nhà khoa học, tư thế ngủ sẽ thể hiện 1 phần chỉ số IQ và tính cách của trẻ. Do đó, thông qua tư thế ngủ \cũng có thể dùng để đánh giá sơ bộ chỉ số IQ của trẻ.
Chính vì vậy, dựa vào tư thế ngủ có thể dự đoán trẻ có đang phát triển tốt về trí não cũng như tính cách không.Những tư thế ngủ khác nhau thể hiện những tính cách khác nhau. Và mỗi tư thế ngủ ẩn chứa những bí mật khác nhau.
Để biết trẻ có đang phát triển trí não tốt không mẹ có thể dựa vào 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh dưới đây:
Tư thế ngủ dạng chân nằm ngửa lên trời
Đây là tư thế ngủ hoàn toàn tự do và không phòng bị, điều này cũng cho thấy trẻ nhận thức được môi trường và trạng thái của chính mình.
Theo các chuyên gia hầu hết trẻ em ngủ với tư thế nằm ngửa đều hoạt bát, hướng ngoại và hiếu động, thường không thể ngồi yên và hay gây sự chú ý với bố mẹ. Trẻ nhỏ có tư thế ngủ này thường có sự phát triển về não bộ tốt hơn giúp trẻ sẽ trở nên thông minh hơn.
Tư thế mông thẳng đứng, nằm sấp khi ngủ
Trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ là một tư thế rất phổ biến giúp đem đến cảm giác an toàn cho trẻ. Những đứa trẻ thích nằm sấp khi ngủ thường ngoan hơn, rất nhạy cảm và dễ thích nghi hơn.
Do đó, trẻ ngủ tư thế nằm sấp có trí não cũng thường rất phát triển, tuy nhiên bố mẹ không nên để cho trẻ ngủ lâu ở tư thế này vì có nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử khi ngủ.
===>>> Xem thêm: Lý do vì sao bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên?
Trẻ ngủ nằm nghiêng
Nằm nghiêng khi ngủ cũng được biết đến là một tư thế ngủ có lợi cho sức khỏe của trẻ, giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị ngạt trong lúc ngủ.
Tư thế ngủ mà miệng vẫn mỉm cười
Khi trẻ nhỏ ngủ mà miệng vẫn mỉm cười là biểu hiện cho thấy bộ não của trẻ đang phát triển. Não bộ của bé tiếp tục làm việc khi trẻ ngủ, qua đó giúp trẻ hoàn thiện về các kỹ năng mà trẻ không kịp xử lý vào ban ngày.
Tư thế ngủ giống con tôm
Đây là tư thế trẻ ngủ nằm nghiêng, hai tay nhỏ ôm thành quả bóng, hai bắp chân cong và cuộn lại một cách tự nhiên, giống như những con tôm nhỏ.
Tư thế ngủ này của trẻ giống nhất với tư thế ngủ trong bụng mẹ, thuộc tư thế ngủ tự vệ của trẻ.
Khi bé nằm tư thế ngủ này có thể là do bé cảm thấy không thoải mái, chẳng hạn như môi trường lạnh lẽo, xa lạ, ồn ào,…cho thấy trí não của trẻ khá phát triển.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ để trẻ ngủ tư thế này trong thời gian dài rất dễ mắc phải các vấn đề về tâm lý, hay nhạy cảm, tổn thương,…
Tư thế ngủ nắm đồ vật
Trẻ ngủ tư thế nắm đồ vật ví dụ như nắm tay mẹ,… là biểu hiện cho thấy trẻ có cảm xúc rất vượt trội, hệ thần kinh cũng như trí tuệ phát triển.
Mẹo nhỏ giúp trẻ ngủ ngon giúp phát triển trí não
Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, lâu hơn và đều đặn hơn bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây:
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Bố mẹ nên thiết lập thói quen ngủ cho trẻ như đọc một vài cuốn sách, hát những bài hát và hôn chúc con đi ngủ,… giúp con bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Không cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng xanh 2 giờ trước khi đi ngủ
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh từ tivi, điện thoại thông minh, máy tính và máy tính bảng làm chậm quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone cần thiết giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại,… ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Tạo môi trường ngủ thoải mái và thư giãn
Giữ cho căn phòng luôn được thư giãn và ấm cúng khi đi ngủ có thể giúp bộ não đang phát triển của trẻ phân biệt giữa “đã đến lúc thức dậy” và “đã đến lúc đi ngủ” hỗ trợ phát triển trí não của trẻ.
Do đó, vào ban đêm bố mẹ nên đảm bảo phòng ngủ thoải mái đủ tối và yên tĩnh sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon.
Tuân thủ lịch trình ngủ và thức nhất quán
Bố mẹ nên xây dựng lịch trình ngủ và thức nhất quán cho trẻ, tạo nên nhịp sinh học đều đặn giúp trẻ ngủ ngon, từ đó phát triển trí não.
===>>> Xem thêm: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em để giúp trẻ phát triển toàn diện
Trên đây là 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh giúp bố mẹ nhận biết trẻ có đang phát triển khỏe mạnh. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết thêm vui lòng liên hệ tổng đài 18009229 (miễn cước phí).
Tài liệu tham khảo
- Tác giả Carolyn Kay, M.D (2020), What to know about safe sleep for babies, medicalnewstoday.com. Truy cập vào ngày 03/03/2023
- Tác giả Danielle Pacheco, Staff Writer (2023), Children and Sleep, sleepfoundation.org. Truy cập vào ngày 03/03/2023