[CHIA SẺ] Thuốc chống buồn nôn cho bà bầu: có nên sử dụng không?

Buồn nôn và nôn mửa là một triệu chứng của thai kỳ và ảnh hưởng đến hầu hết bà bầu ở một mức độ nào đó. Buồn nôn bắt đầu sớm trong thai kỳ và sau đó sẽ chấm dứt. Tuy nhiên có một số phụ nữ có thể có kéo dài hơn. Câu hỏi đặt ra là có nên dùng thuốc chống buồn nôn cho bà bầu không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tìm hiểu triệu chứng buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai

Buồn nôn và nôn là một tình trạng phổ phiến thường gặp khi mang thai, nó gây ảnh hưởng tới 90% bà bầu. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng thường hay gặp vào buổi sáng. Buồn nôn thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 đến thứ 7 của thai kỳ và sẽ thường chấm dứt sau 14 tuần. Tuy nhiên, có một vài chị em tình trạng này lại kéo dài đến tận khi sinh.

Buồn nôn và nôn ói là tình trạng hay gặp khi mang thai
Buồn nôn và nôn ói là tình trạng hay gặp khi mang thai

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng buồn nôn khi mang thai. Người ta cho rằng, một số phụ nữ có khả năng bị buồn nôn khi mang thai do tiền sử gia đình và các yếu tố khác. Nhiều chuyên gia cho rằng nó có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nồng độ hormone trong thai kỳ tăng cao có nhiều khả năng khiến mẹ bầu bị ốm nghén hơn.

Tùy vào biểu hiện khi bị buồn nôn, nôn mửa mà mẹ bầu có thể biết được mình bị nghén ở mức độ nhẹ hay bị nghén ở mức độ nặng. Cụ thể các biểu hiện như sau:

  • Buồn nôn ở mức độ nhẹ: Các cơn buồn nôn, nôn ói sẽ thường xảy ra vào thời điểm buổi sáng, sau bữa ăn hoặc cả khi bụng đói. Buồn nôn sẽ khiến mẹ bầu nhạy cảm với đồ ăn. Khi bị nôn ói ở mức độ nhẹ, mẹ bầu vẫn có thể ăn uống được và vẫn giữ có thể được lượng thức ăn trong cơ thể.
  • Buồn nôn ở mức độ nặng: Điều này có nghĩa là mẹ bầu sẽ bị buồn nôn, nôn mửa rất nhiều lần trong ngày và thậm chí nó không chỉ diễn ra trong vài tuần mà có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai, xảy ra bất kỳ thời điểm nào. Khi bà bầu bị buồn nôn ở mức độ nặng, mẹ bầu sẽ bị nôn liên tục và không giữ được bất kỳ thứ gì trong bụng. Điều này khiến cho cơ thể mất nước, bé bị nhẹ cân sau khi đẻ, người luôn trong tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.

==>> Xem thêm: Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào, khi nào kết thúc? Cách khắc phục

Đối tượng có nguy cơ bị buồn nôn, nôn khi mang thai

Buồn nôn và nôn mửa có thể gặp ở hầu hết chị em phụ nữ mang thai nhưng theo các chuyên gia, các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể gây buồn nôn ở bà bầu như:

  • Nếu bà bầu mang thai đôi, mang thai ba,…
  • Nếu trong lần mang thai trước đã từng buồn nôn, nôn mửa.
  • Những người thân khác trong gia đình như mẹ, chị gái, em gái đã từng bị ốm nghén.
Những người có nguy cơ cao bị buồn nôn, nôn nghén nghiều khi mang thai
Những người có nguy cơ cao bị buồn nôn, nôn nghén nhiều khi mang thai

==>> Xem thêm: Mang thai không nghén có sao không? Không nghén là tốt hay xấu?

Thuốc chống buồn nôn cho bà bầu

Nếu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi nhưng tình trạng buồn nôn của bà bầu vẫn không thuyên giảm. Bà bầu sẽ được chỉ định sử dụng thuốc với những trường hợp bị ốm nghén nặng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho đối tượng mang thai sẽ luôn có những tác dụng ngoài ý muốn như dị tật bẩm sinh hay sảy thai. Do đó, bà bầu không tự ý mua thuốc về tự sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trước khi sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng buôn nôn, nôn mửa thì bà bầu cần đến khám bác sĩ để loại trừ các trường hợp bị buồn nôn do nguyên nhân viêm dạ dày, tụy,….

Dưới đây là một số loại thuốc chống nôn, phụ nữ mang thai có thể tham khảo:

  • Vitamin B6: là loại thuốc không gây tác dụng phụ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nên thường được chỉ đỉnh sử dụng để chống buồn nôn cho bà bầu. Vitamin B6 được sử dụng với liều lượng 15mg/ ngày, tương đương dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 5mg.
Vitamin B6 có tác dụng chống nôn nghén tốt cho bà bầu
Vitamin B6 có tác dụng chống nôn nghén tốt cho bà bầu
  • Thiamine (vitamin B1): Với những bà bầu bị nôn kéo dài thì điều này có thể cho thấy cơ thể có nguy cơ thiếu hụt thiamin. Vì vậy cần nên bổ sung thiamin với liều lượng mỗi ngày 100mg hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc Domperidon: Loại thuốc này có tác dụng làm tăng trương lực cơ, co thắt tâm vị và làm tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn nên có tác dụng chống nôn (do tính kháng dopamin của thuốc). Tuy nhiên mặc dù được biết thuốc không gây dị tật cho thai nhi nhưng bạn cũng không được tự ý sử dụng, phải hỏi ý kiến của bác sĩ bởi bác sĩ sẽ còn kiểm tra và đánh giá tình trạng của bạn cũng như nhiều yếu tố khác mới quyết định cho sử dụng thuốc này.
  • Thuốc Metoclopramid: Thuốc này có tác dụng làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng và làm giãn phần trên của dạ dày nên sẽ làm giảm được sự trào ngược thức ăn từ dạ dày, tá tràng lên thực quản. Do đó mà thuốc có thể làm giảm đáng kể hiện tượng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên thuốc này có thể qua nhau thai và chưa có đầy đủ các nghiên cứu cho thấy độ an toàn với thai nhi. Vì vậy, cần lưu ý hạn chế kê sử dụng cho bà bầu bị nôn nghén.
  • ProchlorperazineChỉ sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ và không sử dụng vào 3 tháng cuối do thuốc có thể gây nên các rối loạn thần kinh kéo dài ở trẻ sơ sinh.
  • Corticosteriod: chỉ sử dụng cho các trường hợp buồn nôn và nôn mửa khó chữa. Và nếu sử dụng thuốc phải thường xuyên đi khám bác sĩ, luôn đảm bảo không sử dụng thuốc trong thời gian dài. Lưu ý tránh uống thuốc này trong 10 tuần đầu thai kỳ bởi có thể gây chứng hở hàm ếch cho thai nhi.

Nói chung, hầu hết phụ nữ bị buồn nôn và nôn liên quan đến thai kỳ đều hồi phục hoàn toàn mà không có bất kỳ biến chứng nào. Phụ nữ bị nôn nhẹ đến trung bình có thể tăng cân ít hơn trong thời kỳ đầu mang thai, hãy thử thay đổi lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống để cải thiện. Còn với những trường hợp bị nôn quá nhiều lần và có thể kéo dài trong thai kỳ thì có thể sẽ cần sử dụng thuốc chống buồn nôn cho bà bầu. Bạn hãy để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài 18009229 để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

Tác giả: Chuyên gia của NHS, Vomiting and morning sickness, đăng ngày ngày 27 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 120,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bọt vệ sinhQuy cách đóng gói: Chai 100 ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 20ml
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.75 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem dưỡngQuy cách đóng gói: Tuýp 10g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng