Mẹ sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không? Những lưu ý cần thiết

Sinh mổ lần 2 có thể xuất hiện nhiều vấn đề nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Những rủi ro có thể xảy ra bao gồm nhiễm khuẩn phẫu thuật, băng huyết hay tắc ối gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, mẹ cần hết sức thận trọng cũng như chuẩn bị kĩ càng trong toàn bộ quá trình mang thai cũng như sinh nở. Câu hỏi sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không được nhiều mẹ quan tâm thắc mắc? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi cho mẹ.

Sinh mổ lần 2 vào thời điểm nào là phù hợp nhất? Sinh mổ lần 2 ở tuần 38 có sao không?

Trong lần mang thai thứ 2, thời điểm chỉ định sinh mổ của mẹ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi. Thông thường khi người mẹ đủ sức khỏe, thai nhi phát triển bình thường, thì sinh mổ nên được thực hiện ở tuần thứ 39. Thai nhi ở thời điểm này đã phát triển đầy đủ các chức năng của cơ thể và bé có thể hoạt động độc lập khi ra đời. Sinh mổ lần 2 cần được thực hiện trước các cơn đau co thắt, do những cơn đau này có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ cũ như gây vỡ tử cung.

Thai nhi khi ở tuần thứ 37 đã có thể tự thở và sống được khi ra ngoài, tuy nhiên ở tuần 39, trẻ mới thực sự phát triển hoàn thiện. Sinh con ở tuần thứ 39 giúp trẻ hạn chế các vấn đề sau sinh sớm như suy hô hấp, hạ thân nhiệt,… Đối với trường hợp sức khỏe mẹ không đảm bảo, tiền sử sinh non hoặc thai nhi bất thường như thai to, thiếu ối thì 38 tuần thai là thời điểm an toàn để thực hiện sinh mổ. Các chỉ định mổ thai này đều được bác sĩ sẽ thăm khám và cân nhắc kỹ nên mẹ yên tâm khi thực hiện.

Trường hợp sức khỏe mẹ không đảm bảo, thai nhi bất thường thì 38 tuần là thời điểm an toàn để sinh mổ
Trường hợp sức khỏe mẹ không đảm bảo, thai nhi bất thường thì 38 tuần là thời điểm an toàn để sinh mổ

Những triệu chứng bất thường mẹ cần chú ý khi sinh mổ lần 2

Mẹ khi sinh mổ lần 2 cần chú ý đến các bất thường của cơ thể và cả thai nhi, đặc biệt đối với những tháng cuối thai kỳ. Mẹ cần đi khám ngay khi có các triệu chứng sau

Đau bụng liên tục từng cơn

Đau bụng liên tục từng cơn với sản phụ bình thường có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, phụ nữ sinh mổ lần 2 gặp những cơn đau này, đặc biệt ở vùng vết mổ cũ thì nguy hiểm hơn. Đây có thể là dấu hiệu dọa nứt vỡ vết mổ cũ có thể dẫn đến nứt vỡ tử cung

Ra máu âm đạo 

Xuất hiện máu âm đạo ở tất cả mọi thời điểm trong khi mang thai đều là dấu hiệu không bình thường và cần đến can thiệp của bác sĩ. Ra máu âm đạo trong 4 tháng đầu có thể là dấu hiệu dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Còn nếu sản phụ ra máu âm đạo trong những tháng cuối thai kỳ thì có thể là bất thường ở nhau tiền đạo, nhau bong non hoặc dấu hiệu sinh non.

>> Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mà mẹ cần nắm rõ

Ra dịch âm đạo bất thường

Sản phụ khi thấy dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường, nhớt và tanh thì cần phải đi khám ngay. Vì dấu hiệu bất thường này có thể dự báo về những vấn đề ối như rỉ ối, vỡ ối. Những vấn đề này có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non, sa dây rốn hoặc nhiễm trùng ối.

Thai nhi giảm cử động hoặc cử động bất thường

Thông thường, mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai nhi từ tuần thứ 16. Những tuần cuối thai kỳ, dấu hiệu này càng cảm nhận được rõ rệt hơn. Tín hiệu thai máy này cho thấy được trẻ đang phát triển bình thường trong bụng mẹ.

Mẹ nên theo dõi cử động thai hàng ngày của bé trong 1 giờ liên tục. Bên cạnh đó, ghi lại thời gian có được 10 cử động hàng ngày. Nếu thai hoạt động dưới 10 cử động trong vòng 2 giờ thì mẹ cần đi khám ngay.

Cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bất thường khi sinh mổ lần 2
Cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu bất thường khi sinh mổ lần 2

Ngoài ra, nếu mẹ gặp những dấu hiệu bất thường như sốt cao, đau đầu, chóng mặt đều nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ theo dõi

Thời điểm nào là an toàn để mang thai và sinh mổ lần 2

Sau lần sinh mổ đầu tiên, vết mổ ở tử cung cần thời gian để lành lại hoàn toàn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo ít nhất 2 năm kể từ lần sinh trước thì phụ nữ mới nên mang thai lần 2. 2 năm là thời gian đủ để mẹ phục hồi sức khỏe và đảm bảo cho thai phát triển toàn diện. Nếu khoảng cách lần mang thai tiếp theo dưới 6 tháng so với lần sinh thứ nhất thì nguy cơ bục vết mổ cũ là rất cao, đồng thời sức khỏe mẹ chưa đảm bảo và thai nhi sẽ không được phát triển tốt.

Sinh mổ lần 2 nguy hiểm do có thể ảnh hưởng đến vết mổ cũ
Sinh mổ lần 2 nguy hiểm do có thể ảnh hưởng đến vết mổ cũ

Việc mang thai và sinh con lần 2 tiềm ẩn nhiều nguy cơ và phụ thuộc nhiều yếu tố. Mẹ cần đi khám thai định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm tra, kiểm soát thường xuyên các chỉ số của cả mẹ và thai. Bác sĩ sau khi cân nhắc sức khỏe và tiền sử thai kỳ sẽ đánh giá được sinh mổ lần 2 ở tuần 38 được không. Mẹ nên có sự chuẩn bị đầy đủ để mang thai an toàn và cho bé phát triển toàn diện, sinh ra khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

Pubmed: Glavind J, Uldbjerg N. Elective cesarean delivery at 38 and 39 weeks: neonatal and maternal risks. Curr Opin Obstet Gynecol. 2015 Apr;27(2):121-7. doi: 10.1097/GCO.0000000000000158. PMID: 25689238 truy cập ngày 25/11/2022

Xem thêm: Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Esunvy

Được xếp hạng 4.67 5 sao
(18 đánh giá) 135,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 220,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 0 5 sao
(0 đánh giá) 90,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 4.62 5 sao
(13 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng