Sẩy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì? Điều trị sẩy thai liên tiếp

Sẩy thai là một từ sợ hãi đối với các chị em đang chuẩn bị làm mẹ, đặc biệt là những người xảy ra tình trạng sẩy thai liên tục. Xét nghiệm sẩy thai liên tiếp giúp đưa ra câu trả lời tại sao lại sảy thai liên tục để tìm ra hướng xử trí thích hợp. Trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sẩy thai liên tiếp là gì? Sẩy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì?

Sẩy thai liên tiếp là gì?

Đối với một số cặp vợ chồng, việc mang thai và sinh con khỏe mạnh tương đối dễ dàng. Nhưng với nhiều người khác đó lại là một điều vô cùng khó khăn, nhiều phụ nữ mang thai nhưng lại liên tục bị sẩy thai, họ trải qua ít nhất 2 lần sẩy thai khi thai dưới 20 tuần tuổi. Những trường hợp như vậy gọi là sẩy thai liên tiếp.

Sảy thai liên tiếp (còn được gọi là sảy thai nhiều lần hoặc sẩy thai tái phát)
Sẩy thai liên tiếp (còn được gọi là sẩy thai nhiều lần hoặc sẩy thai tái phát)

Sẩy thai liên tiếp có thể được chia làm 2 nhóm như sau:

  • Sẩy thai nguyên phát: những người phụ nữ trước đó từng có thai nhưng đều bị sẩy.
  • Sẩy thai thứ phát: những người phụ nữ đã sinh được ít nhất một em bé nhưng hiện tại lại gặp tình trạng sảy thai hai lần liên tiếp.

Khi sẩy thai liên tiếp cần làm những xét nghiệm gì?

Nếu đã từng bị sẩy thai một lần, chị em phụ nữ nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra xác định nguyên nhân. Khi đi khám bác sĩ bạn sẽ nhận được những tư vấn hữu ích, được làm các xét nghiệm để xác định được nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp. Vậy sẩy thai liên tiếp cần làm những xét nghiệm gì?

Nếu bị sảy thai liên tiếp bạn cần thực hiện những xét nghiệm gì?
Nếu bị sảy thai liên tiếp bạn cần thực hiện những xét nghiệm gì?

Các xét nghiệm di truyền

Hai xét nghiệm di truyền cần làm khi bạn bị sẩy thai liên tiếp là:

  • Nhiễm sắc đồ: Đánh giá nhiễm sắc thể của bố mẹ. Nhờ vào đó có thể nhận ra được các bất thường về số lượng hay cấu trúc nhiễm sắc thể của một hoặc cả hai vợ chồng có tiền sử sẩy thai liên tiếp. Thai nhi sau khi được lấy ra khỏi cơ thể được sử dụng để làm nhiễm sắc thể đồ tìm nguyên nhân dẫn đến sẩy thai.
  • Xét nghiệm di truyền cấp độ phân tử: Tiến hành làm các xét nghiệm gen, đoạn gen liên quan đến sẩy thai, thai nhi bất thường. Xét nghiệm gen bị tăng đông máu của thai phụ gây tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu.

Các xét nghiệm liên quan đến miễn dịch

Xét nghiệm liên quan đến bất đồng nhóm máu (hay gặp là Rh âm): Xét nghiệm máu nhằm mục đích xác định tình trạng Rh của bạn và chồng của bạn, tiến hành trong lần khám thai đầu tiên. Nếu có sự bất đồng nhóm máu Rh thì cần được ngăn chặn, nếu không sẽ dẫn đến sẩy thai.

Xét nghiệm kháng thể kháng Phospholipid:

  • Kháng thể chống đông máu lupus: Một trong những dấu hiệu cho hội chứng kháng phospholipid.
  • Kháng thể anticardiolipin : Một dấu hiệu khác cho hội chứng kháng phospholipid.

Xét nghiệm Anti Phospholipid với các chỉ số liên quan:

  • Anti Cardiolipin IgM.
  • Anti Cardioilipin IgG.
  • Anti beta 2 glycoprotein IgM.
  • Anti beta 2 glycoprotein IgG.
  • Anti Phospholipid IgM.
  • Anti Phospholipid IgM,  LA.

    Các xét nghiệm vi sinh đánh giá tình trạng nhiễm trùng

    Bên cạnh đó, cần tiến hành các xét nghiệm vi sinh đánh giá tình trạng nhiễm trùng:

    • Xét nghiệm Toxoplasma: nhằm mục đích để chẩn đoán xem người mẹ có nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma hay không. Bởi loại kí sinh trùng này cũng có thể là nguyên nhân gây sẩy thai.
    • Xét nghiệm CMV: nhằm mục đích kiểm tra virus Cytomegalovirus.
    • Xét nghiệm bệnh giang mai: Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai có thể gây sẩy thai.
    Một số xét nghiệm vi sinh
    Một số xét nghiệm vi sinh

    Các xét nghiệm nội tiết

    • Bệnh tuyến giáp: Suy giáp có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai 3 tháng giữa.
    • Progesterone: Được kiểm tra một tuần sau khi rụng trứng hoặc vào ngày 21 của chu kỳ 28 ngày để kiểm tra mức độ bất thường.
    • Các hormone khác: Đặc biệt ở những người trên 35 tuổi, hãy kiểm tra nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone chống đa nang (AMH) và hormone tạo hoàng thể (LH).

    Chẩn đoán hình ảnh

    Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cần làm gồm:

    • Hysterosalpingogram (HSG): Thuốc nhuộm được tiêm vào tử cung. Chụp X-quang được thực hiện để xem liệu các ống dẫn trứng có mở và tử cung có hình dạng bất thường hay không bởi nếu bất thường có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ.
    • Nội soi tử cung: phương pháp sử dụng các dụng cụ hỗ trợ – một ống có gắn camera nhỏ được đưa vào tử cung để quan sát cấu trúc bên trong tử cung giúp chẩn đoán và điều trị các vấn đề của tử cung.
    • Siêu âm qua ngã âm đạo: Siêu âm kiểm tra các vấn đề về tử cung, buồng trứng và nội mạc tử cung để tìm ra nguyên nhân gây sẩy thai tái phát.
    • Sinh thiết nội mạc tử cung: bác sĩ sẽ dùng kim để lấy đi một mẫu nhỏ lớp màng lót bên trong tử cung (niêm mạc tử cung) để giúp chẩn đoán các tình trạng cản trở thụ thai hoặc mang thai.

    Đối tượng có nguy cơ bị sẩy thai liên tiếp

    Nếu như bạn thuộc một trong các đối tượng dưới đây thì bạn sẽ có nguy cơ sẩy thai liên tiếp cao hơn, cụ thể:

    • Bạn đã từng bị sẩy thai: Nếu như bạn đã từng bị sẩy thai thì bạn sẽ thuộc nhóm có nguy cơ bị sẩy thai liên tiếp cao hơn so với những người trước đó chưa bị sẩy thai.
    • Về tuổi tác: Nếu như bạn đã trên 35 tuổi thì khả năng bị sẩy thai sẽ cao. Có thể trước đó bạn đã sinh được con nhưng sau độ tuổi này thì việc sẩy thai thứ phát có thể diễn ra.
    • Lối sống không lành mạnh: Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc lá, rượu, bia, các chất kích thích thì sẽ có nguy cơ sẩy thai và cũng có thể dẫn tới việc sẩy thai ở lần mang thai sau.
    • Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng: Khi mang thai mẹ bầu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khiến thai nhi trong bụng không thể phát triển bình thường nên cũng sẽ gây sẩy thai liên tiếp. Đặc biệt nếu cung cấp thiếu vitamin D và vitamin B thì nguy cơ sẩy thai lại càng cao hơn.
    Những người nào có nguy cơ cao bị sảy thai liên tục
    Những người nào có nguy cơ cao bị sảy thai liên tục

    Nguyên nhân sảy thai liên tiếp

    Sẩy thai liên tiếp là sẩy thai liên tiếp từ hai lần trở lên trong ba tháng đầu của thai kỳ. Có khoảng 1% các cặp vợ chồng bị sẩy thai liên tiếp. Rất khó để xác định lý do chính xác cho việc sẩy thai liên tiếp. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân đáng ngờ:

    Bất thường của tử cung

    Khoảng 10% đến 15% bệnh nhân sẩy thai liên tiếp có bất thường về cấu trúc của tử cung. Nguyên nhân tại sao lại bị bất thường ở tử cung dẫn đến sẩy thai vẫn chưa được biết rõ.

    Vấn đề nội tiết

    Vì nguy cơ sẩy thai tái phát tăng lên theo tuổi, phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích nang trứng, hoặc FSH. FSH kích thích buồng trứng sản xuất noãn hoặc trứng, trưởng thành bên trong các buồng gọi là nang trứng. Số lượng nang trứng có sẵn giảm dần khi phụ nữ già đi, góp phần gây ra vô sinh do tuổi tác.

    Mức FSH cao có thể có nghĩa là buồng trứng thiếu trứng thích hợp cho việc mang thai. Mức FSH thấp có thể cho thấy căng thẳng nghiêm trọng, do đó có thể dẫn đến sẩy thai.

    Hệ thống nội tiết của cơ thể có tác dụng bài tiết các hormone trong cơ thể. Giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết là tình trạng tiết không đủ hormone progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, có sự chậm trễ trong sự phát triển của niêm mạc tử cung, nơi trứng thụ tinh thường làm tổ. Giai đoạn khiếm khuyết hoàng thể là một tình trạng nội tiết được coi là nguyên nhân chính gây sẩy thai.

    ===>>> Xem thêm: Sẩy thai cần kiêng gì? Nên bổ sung gì sau khi sảy thai?

    Bất thường về di truyền

    Các bất thường về nhiễm sắc thể được tìm thấy ở 3% đến 5% các cặp vợ chồng bị sẩy thai liên tiếp. Nếu bạn đang bị sẩy thai liên tiếp thì bạn và chồng bạn nên làm xét nghiệm di truyền. Nếu phát hiện có bất thường về nhiễm sắc thể, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các tư vấn di truyền cho những lần mang thai trong tương lai.

    Sảy thai liên tục do nguyên nhan bất thường nhiễm sắc thể
    Sảy thai liên tục do nguyên nhan bất thường nhiễm sắc thể

    Rối loạn hệ miễn dịch

    Rối loạn hệ miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại chính các mô của cơ thể. Một số phụ nữ bị rối loạn hệ miễn dịch khiến họ tạo ra các kháng thể gọi là kháng thể kháng phospholipid có thể gây sẩy thai. Sự hiện diện của các kháng thể kháng phospholipid có liên quan đến nguy cơ sẩy thai cao hơn, hạn chế sự phát triển của thai nhi và thai chết lưu trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ. Một loại thuốc gọi là heparin thường được sử dụng để cải thiện kết quả cho cả mẹ và con.

    Cổ tử cung ngắn

    Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng sót nhau thai, đặc biệt là trong tam giai đoạn thứ hai của thai kỳ. Trong tình trạng này, cổ tử cung không đau và dần dần mở ra, màng ối bị vỡ và đứa trẻ chưa trưởng thành được sinh ra. Nếu bạn đã được chẩn đoán với cổ tử cung ngắn, bạn có thể cần phẫu thuật để khâu vòng cố cổ tử cung. Điều này thường được thực hiện sau giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, trước khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra và khi tiến hành siêu âm xác định được thai nhi có thể sống.

    ===>>> Xem thêm: [CHUYÊN GIA TƯ VẤN] Sảy thai bao lâu thì có thai lại được?

    Phương pháp điều trị sẩy thai liên tiếp

    Có rất nhiều nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp. Dó đó tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Cụ thể:

    • Với các chị em phụ nữ bị sẩy thai liên tiếp do nguyên nhân thiếu hụt nội tiết tố thì phụ nữ mang thai cần chủ động bổ sung nội tiết ngay sau khi phát hiện mình đã có thai.
    • Còn với trường hợp bị sảy thai do hở eo tử cung thì sẽ được tiến hành phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung ở lần mang thai sau, đây được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất.
    Khâu vòng tử cung được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho chị em bị sảy thai liên tiếp do eo heo tử cung
    Khâu vòng tử cung được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho chị em bị sẩy thai liên tiếp do eo heo tử cung
    • Chị em phụ nữ bị sẩy thai tái phát do mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh nội khoa thì sẽ cần điều trị bệnh trước khi có thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa xem liệu những bệnh này có ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo hay không để đảm bảo an toàn.
    • Với trường hợp chị em bị sẩy thai nhiều lần do bất thường nhiễm sắc thể thì cả vợ và chồng cần nên xem xét việc có nên mang thai tiếp nữa không. Bởi với nguyên nhân này thì lần mang thai tiếp theo khả năng sẩy thai là rất lớn.

    Hy vọng bài viết “sẩy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì?” sẽ giúp bạn biết được nếu bị sẩy thai nhiều lần thì cần làm những xét nghiệm gì, việc xét nghiệm giúp xác định được nguyên nhân gây sẩy thai liên tục. Nếu đã từng bị sẩy thai một lần thì chị em phụ nữ cần lưu ý nên đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline 1800 9229 để nhận được giải đáp từ các chuyên gia.

    Tài liệu tham khảo

    Garrido-Gimenez C, Alijotas-Reig J. Recurrent miscarriage: causes, evaluation and management. Postgrad Med J. Năm 2015; 91 (1073): 151-62. doi: 10.1136 / postgradmedj-2014-132672. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2022.

    Ngày viết:
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    banner-latop

    Sản phẩm liên quan

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Esunvy

    Được xếp hạng 4.67 5 sao
    (18 đánh giá) 135,000 VNĐ
    Số lượng
    Dạng bào chế:Viên nang cứngQuy cách đóng gói: Hộp 30 viên
    Thêm vào giỏ hàng

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thạch Wizee DHA++

    Được xếp hạng 0 5 sao
    (0 đánh giá) 220,000 VNĐ
    Số lượng
    Dạng bào chế:ThạchQuy cách đóng gói: Hộp 30 gói x 12g
    Thêm vào giỏ hàng
    Được xếp hạng 0 5 sao
    (0 đánh giá) 90,000 VNĐ
    Số lượng
    Dạng bào chế:Gel bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 15g
    Thêm vào giỏ hàng
    Được xếp hạng 4.62 5 sao
    (13 đánh giá) 145,000 VNĐ
    Số lượng
    Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
    Thêm vào giỏ hàng