Rối loạn kinh nguyệt – Phụ nữ đã hiểu đúng chưa?

Kinh nguyệt được xem là một phần của cơ thể giúp đánh giá sức khỏe của phụ nữ. Với những chị em có kinh nguyệt đều đặn, ổn định thì đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang có sức khỏe tốt. Ngược lại nếu kinh nguyệt bị rối loạn thì sẽ có nguy cơ mắc vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, hiểu rối loạn kinh nguyệt là gì sẽ giúp chị em phụ nữ biết cách bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Theo nghiên cứu kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo nếu quá trình thụ tinh không xảy ra.

Theo thống kê kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện thường rơi vào độ tuổi từ 12-16 tuổi và có chu kỳ trung bình là 28 ngày, một số trường hợp có thể ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 – 35 ngày, tùy thể trạng từng người.

Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt bình thường rơi vào khoảng là từ 21 ngày đến 35 ngày, có thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50-150 ml.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng người phụ nữ gặp bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày kinh và số lượng máu kinh so với chu kỳ bình thường trước đó. Đây là tình trạng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi của phụ nữ, với mức độ và biểu hiện khác nhau, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gây ra biểu hiện bất thường về vòng kinh cụ thể dưới 21 ngày hoặc hơn 35 ngày, thậm chí có thể là không có kinh nguyệt từ 6 tháng trở lên (vô kinh) hay gặp phải những triệu chứng sau:

Bất thường về lượng máu kinh và số ngày hành kinh

Cường kinh: Còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh > 20ml/kỳ.

Thiểu kinh: Số ngày có kinh <2 ngày và lượng máu kinh <20ml/kỳ.

Rong kinh: Là tình trạng có số ngày hành kinh > 7 ngày.

Máu kinh khi tiết ra thường có màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục, máu đỏ tươi hoặc hồng nhạt là những biểu hiện bất thường của rối loạn kinh nguyệt.

Đau bụng kinh kéo dài

Ngoài hay gặp những dấu hiệu trên, khi bị rối loạn kinh nguyệt còn có thể kèm theo triệu chứng đau bụng dưới khi hành kinh, cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng, kèm tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động. Đồng thời, xảy ra liên tục và lặp lại ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt là những dấu hiệu cho thấy sự bất thường.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Không phải ai cũng xác định được rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng cũng như các cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi, lan ra toàn bụng của bệnh rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dưới đây là một số nguyên nhân điển hình thường hay gây rối loạn kinh nguyệt hiện nay.

Do thay đổi nội tiết tố theo tuổi tác

Mất cân bằng nội tiết trong các giai đoạn khác nhau của người phụ nữ sẽ gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt như:

  • Ở độ tuổi dậy thì: Cơ thể trải qua những thay đổi lớn và có thể mất vài năm để estrogen và progesterone được sự cân bằng trở lại, gây nên thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến hay gặp ở lứa tuổi này.
  • Giai đoạn tiền mãn kinh: Là thời kỳ buồng trứng suy giảm, khiến nội tiết tố Estrogen vì vậy cũng bị giảm theo, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh.
  • Trong thời kỳ mang thai, cho con bú lượng hormone estrogen bị thay đổi cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi hormone Estrogen thường gây bất thường về kinh nguyệt

Một số nguyên nhân khác

Môi trường sống: Thay đổi môi trường sống, áp lực học hành, công việc, gia đình thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh của người phụ nữ, dẫn đến gây rối loạn về kinh nguyệt.

Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống chế độ không cân đối, thất thường, cũng có thể gây bất thường kinh nguyệt.

Sử dụng một số thuốc gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như thuốc tránh thai, thuốc cao huyết áp,…

===>>> Xem thêm: Cơ thể thường xuyên xuất hiện khí hư bất thường – Phụ nữ chớ chủ quan

Hệ lụy khôn lường của rối loạn kinh nguyệt

Nếu để tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra thường xuyên có gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  • Gây thiếu máu: Máu kinh chảy ra nhiều kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu để kéo dài.
  • Dễ mắc bệnh phụ khoa: Số ngày hành kinh kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển sinh sôi, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng phụ khoa như viêm âm đạo,…
  • Ảnh hưởng đến nhắc sắc: Các hormone điều tiết kinh nguyệt estrogen là progesterone là hai hormone nội tiết quan trọng có ảnh hưởng đến nhan sắc, rối loạn estrogen khiến cơ thể giảm sản xuất collagen, rối loạn quá trình hydrat hóa trên da,…làm da khô, nhanh bị lão hóa, dễ hình thành nám, sạm, nếp nhăn.
  • Nguy cơ đang mắc bệnh nguy hiểm: Rối loạn kinh nguyệt xảy ra thường xuyên là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như chửa ngoài tử cung, ung thư…
  • Ảnh hưởng đến khả năng quan hệ: Kinh nguyệt bị rối loạn, khiến những cuộc yêu trở nên mệt mỏi.
Rối loạn kinh nguyệt dễ gây viêm phụ khoa

Phương pháp điều trị và cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể phụ nữ, nên đây là căn bệnh phổ biến của phụ nữ hay gặp phải. Do đó, nếu biết cách điều trị và phòng tránh sẽ giúp chị em phụ nữ dễ dàng vượt qua thời kỳ này

Cách điều trị

  • Dùng thuốc tây: Dựa vào mức độ bệnh của từng phụ nữ, bác sĩ có thể kê một số thuốc tây sau:
  • Thuốc giảm đau để giảm triệu chứng khó chịu do rối loạn kinh nguyệt gây ra.
  • Thuốc tránh thai: Giúp giảm chảy máu nhiều, điều hòa, giảm hoặc thậm chí loại bỏ kinh nguyệt.
  • Phẫu thuật: Sử dụng phương pháp nội soi để điều trị vết chảy máu nhỏ ở bụng. Nếu chảy máu quá nhiều có thể cắt bỏ nội mạc tử cung, cắt niêm mạc tử cung để chấm dứt kinh nguyệt, ngoài ra có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Biện pháp phòng tránh rối loạn kinh nguyệt

Áp dụng một số biện pháp đơn giản sau có thể giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.

  • Giảm lượng muối, caffeine, chất kích thích, thuốc lá, đường, rượu bia trước những kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đúng giờ giấc
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng 15-30 phút.
  • Giữ tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực để đầu óc thư giãn.
  • Sử dụng các thảo dược thiên nhiên đã được khoa học nghiên cứu chứng minh như ích mẫu, hương phụ, ngải cứu, đương quy, xuyên khung, thục địa,…có trong viên uống Ích huyết khang có tác dụng bổ huyết, điều kinh, giúp lưu thông khí huyết, cải thiện bệnh rối loạn kinh nguyệt.
Bổ sung viên uống chứa ích mẫu giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt

Với những thông tin trong bài viết trên hy vọng sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt, đồng thời biết cách phòng ngừa hiệu quả. Để được dược sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết nhất vui lòng liên hệ số tổng đài 18009229 (miễn cước phí).

Nguồn tham khảo

Cleveland Clinic (2019), Abnormal Menstruation (Periods), my.clevelandclinic.org. Truy cập ngày 12/01/2020.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Greenmaton New

Được xếp hạng 4.40 5 sao
(10 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng