Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 – Nên và không nên ăn gì?

Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm phôi thai đã phát triển thành thai nhi. Trong giai đoạn này nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng ốm nghén, không ăn được nhiều. Điều này khiến mẹ lo lắng vì không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển. Ở giai đoạn tháng thứ 3 mẹ bầu cần tập trung vào những nhóm chất nào? Trong bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc đầy đủ những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 của thai kỳ. 

Những thay đổi về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3

Sang tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu giống hình người, đuôi nhỏ biến mất, em bé dài khoảng 22 – 30 mm. Cơ thể bé đã có hình hài rõ nét hơn; các cơ quan, cơ bắp và hệ thần kinh đã bắt đầu làm việc. Những cơ quan nội tạng đã phát triển, tim cơ bản đã được hình thành. Các giác quan của bé cũng phát triển khá hoàn thiện.

Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, đại não của bé cũng phát triển. Việc bổ sung các dưỡng chất lúc này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đại não. 9 loại dưỡng chất được nghiên cứu có tác dụng tích cực đối với sự phát triển đại não của bé gồm có: chất béo, chất đạm, vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, iot, đường, canxi. Để bé có thể phát triển đầy đủ về trí não bạn nên bổ sung những dưỡng chất này hàng ngày.

Tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu phải đối mặt với tình trang ốm nghén, mệt mỏi nên cảm thấy chán ăn, nhạy cảm với mùi, đôi khi tâm trạng trở nên cáu gắt. Lúc này bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 để làm giảm tình trạng ốm nghén.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 nen tập trung vào các dưỡng chất giúp phát triển đại não và giảm ốm nghén
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 nên tập trung vào các dưỡng chất giúp phát triển đại não và giảm ốm nghén

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 cần có những gì?

Tháng thứ 3 của thai kỳ về cơ bản mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm khoảng 200 – 300 calo so với trước đây. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển của bé trong giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ, đồng thời làm giảm các triệu chứng ốm nghén, khó chịu của mẹ bầu, bạn nên bổ sung những dưỡng chất sau trong thực đơn hàng ngày.

Canxi cho quá trình hình thành hệ xương và răng của bé

Canxi là một khoáng chất không còn lạ gì với các bà bầu. Canxi giúp cho quá trình hình thành xương và răng của trẻ diễn ra tốt nhất. Trong giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu không quá cao (chỉ khoảng 800 – 1000mg). Với những mẹ bầu có các triệu chứng của thiếu canxi như chuột rút, ê răng thì có thể trao đổi với bác sĩ để bổ sung canxi từ các viên uống.

Bổ sung canxi không phải càng nhiều càng tốt. Với nhu cầu về canxi trong giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ thì chế độ ăn hàng ngày có thể đáp ứng được mà bà bầu không cần phải dùng đến viên uống bổ sung canxi. Trong một ly sữa khoảng 500ml đã có thể cung cấp khoảng 600mg canxi, như vậy mỗi ngày chỉ cần uống 2 cốc sữa (mỗi cốc 250ml) đã có thể cung cấp 1 nửa nhu cầu canxi.

Các vitamin tham gia vào sự phát triển của đại não

Vitamin A, C, E và vitamin nhóm B là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của đại não trong giai đoạn tháng thứ 3 của thai kỳ:

Vitamin A thúc đẩy sự phát triển của đại não

Khi thiếu vitamin A trí tuệ của thai nhi sẽ chậm phát triển. Để đảm bảo cho việc phát triển của đại não mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin A trong thai kỳ. Tuy nhiên, không nên bổ sung quá nhiều.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung vitamin A từ thực phẩm. Chỉ cần thêm một số loại thực phẩm như cà rốt, khoai lang, ngô, trứng trong chế độ ăn hàng ngày đã có thể cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết.

Vitamin C giúp đại não phát triển linh hoạt

Nếu được bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ thúc đẩy sự phát triển của đại não. Điều này giúp cho bé nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, thông minh, có trí nhớ tốt hơn.

Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ, trái cây tươi, các loại đậu, tiêu biểu như cà chua, cam, quýt, dâu tây. Mẹ bầu có thể ăn trái cây vào các bữa phụ.

Vitamin nhóm B hỗ trợ trao đổi chất đạm, thúc đẩy sư phát triển của não bộ

Các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12… tham gia vào quá trình trao đổi chất đạm để thúc đẩy các hoạt động của não bộ. Khi bổ sung chất đạm bạn cũng nên bổ sung cả các vitamin nhóm B. Bạn có thể bổ sung vitamin nhóm B từ một số loại thực phẩm sau: cà chua, cam, quýt, nho, chuối, lê, kiwi, các loại hạt…

Thực phẩm giàu vitamin sẽ có lợi cho sự phát triển của đại não
Thực phẩm giàu vitamin sẽ có lợi cho sự phát triển của đại não

===>>> Xem thêm: [CẨM NANG LÀM MẸ] Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Chất đạm xây dựng các mô trong cơ thể

Chất đạm là thành phần có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể. Nó có vai trò trong sự tăng trưởng của thai nhi. Ngoài ra, chất đạm còn chiếm 30 – 35% tổng trọng lượng của đại não. Do đó, nếu được bổ sung đầy đủ chất đạm trong thời kỳ mang thai cũng sẽ giúp cho việc phát triển đại não của thai nhi diễn ra thuận lợi hơn.

Các thực phẩm giàu chất đạm mà phụ nữ mang thai có thể bổ sung gồm gan lợn, thịt nạc (bao gồm thịt lợn, bò, gà…), cá, trứng, đậu và các chế phẩm từ đậu.

Vitamin B6 cải thiện buồn nôn, ốm nghén

Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm mà tình trạng ốm nghén của bạn đạt đỉnh điểm. Điều này khiến cơ thể của mẹ bầu xanh xao, mệt mỏi. Thực phẩm giàu vitamin B6 có thể giúp mẹ cải thiện được tình trạng ốm nghén và cải thiện tâm trạng của mẹ bầu. Kết hợp sử dụng các thực phẩm chứa vitamin B6 như trái cây họ cam, trứng, rau xanh lá, khoai tây… trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng này.

Sắt và acid folic cho sự tăng trưởng và phát triển trí não

Sắt và acid folic có liên quan đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi ở tháng thứ 3. Thiếu hai dưỡng chất này thai nhi có thể chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ 2 dưỡng chất này thông qua các thực phẩm như củ dền, đậu chikoo, bột yến mạch, cá ngừ, đậu và thịt, cam, khoai tây, trứng và rau xanh…

===>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 5 – Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trái cây và nước ép trái cây cải thiện tâm trạng của mẹ bầu

Trong tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ bầu thường gặp phải tình trạng ốm nghén, mệt mỏi, tâm trạng cũng từ đó mà trở nên cáu kỉnh. Trong trường hợp này nước ép trái cây có thể là một giải pháp hữu hiệu. Nước ép trái cây không chỉ cung cấp nguồn vitamin dồi dào mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe, giúp tinh thần của bạn phấn chấn hơn.

Nước ép trái cây có thể giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu
Nước ép trái cây có thể giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu

Những thứ bà bầu cần tránh trong thực đơn dinh dưỡng tháng thứ 3

Tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu vẫn đang trong giai đoạn nhạy cảm, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi… Do đó, mẹ cần thật thận trọng trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng tháng thứ 3. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn cần tránh:

  • Đồ ăn vặt: Một số đồ ăn vặt như pizza, bim bim có thể làm mẹ bầu thích thú trong giai đoạn này. Thế nhưng đây là những sản phẩm không tốt cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều dầu mỡ và có thể không an toàn vệ sinh.
  • Thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp thường có lượng đường và lượng muối cao, ngoài ra còn chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
  • Các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Đây là thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ.

Trên đây là những chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 của thai kỳ. Hãy xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng thật khoa học để đảm bảo cả mẹ và con đều khỏe mạnh. Hãy liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800 9229 nếu có bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp. 

Nguồn tham khảo

Tác giả: Adda Bjarnadottir, MS, RDN (Ice), 13 Foods to Eat When You’re Pregnant, Healthline. Truy cập ngày 25/06/2022.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner-latop

Sản phẩm liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Inbifos New

Được xếp hạng 4.80 5 sao
(10 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Bột cốmQuy cách đóng gói: Hộp 20 gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 75,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Kem bôiQuy cách đóng gói: Tuýp 30g
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chogotin New

Được xếp hạng 5.00 5 sao
(4 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nénQuy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Greenmaton New

Được xếp hạng 4.40 5 sao
(10 đánh giá) 200,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềmQuy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng