banner

[Giải đáp thắc mắc] Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

Ốm nghén, đau bụng và táo bón là những hiện tượng phổ biến trong thai kỳ. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và loại thực phẩm bạn ăn trong thời gian này có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột của bạn, dẫn đến táo bón. Vậy táo bón trong thai kỳ có nguy hiểm không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không nhé.

Tại sao bà bầu lại bị táo bón?

Phụ nữ mang thai bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Sự ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ hormone khi mang thai, gây cản trở tiêu hóa. Nồng độ hormone tăng lên, đặc biệt là progesterone, làm giãn các cơ của đường tiêu hóa, làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn và chất cặn bã trong đường ruột ra khỏi cơ thể bà bầu.
  • Trong giai đoạn sau của thai kỳ, em bé đang lớn có thể gây áp lực lên đường ruột gây cản trở và làm chậm nhu động ruột.
  • Những điều khác có thể góp phần làm xảy ra tình trạng táo bón ở bà bầu như ít vận động di chuyển, ngồi nhiều; thay đổi chế độ ăn uống, uống ít nước và uống sắt vô cơ hoặc bổ sung quá nhiều chất sắt.
Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị táo bón
Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị táo bón

Khi nào thì táo bón xảy ra khi mang thai?

Táo bón là một tình trạng phổ biến hay gặp ở bà bầu. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến thai phụ mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới thai nhi. Người ta đã định nghĩa rằng táo bón là đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần. Một vài dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết mình bị táo bón như bị đau hoặc khó chịu ở bụng (dạ dày) kết hợp với giảm chức năng ruột hoặc đi ngoài ra phân cứng.

Tình trạng táo bón thai kỳ thường xảy ra vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là một trong những triệu chứng gây cảm giác khó chịu nhất cho mẹ bầu, khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi và ăn uống không ngon.

==>> Xem thêm: Táo bón khi mang thai: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người thắc mắc “bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?”, “Mẹ bầu bị táo bón có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là có.  Táo bón ở phụ nữ mang thai chưa tới mức gây nguy hiểm tính mạng nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, cụ thể:

Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Nó gây đau đớn và khó chịu lâu dài nếu như không được điều trị. Táo bón kéo dài khiến bà bầu xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn,… khiến mẹ bầu bị thiếu các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mang thai, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến trẻ sinh ra thiếu cân, thai bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.
  • Mẹ bầu bị táo bón sẽ có thể dẫn tới xuất hiện hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,… Nó có thể gây đau bụng, đi đại tiện ra máu, đau rát hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh,….
  • Phụ nữ mang thai bị táo bón sẽ lo lắng, mệt mỏi, dễ cáu gắt.
  • Trong trường hợp không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau đây:
    • Táo bón khiến mẹ bầu đi đại tiện khó khăn, mỗi lần đi đều phải rặn. Việc rặn này có thể khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
    • Do phân tích tụ lâu trong ruột sẽ khiến các chất độc như amoniac, indol, phenol,… có thể hấp thụ ngược trở lại cơ thể mẹ, gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Mẹo phòng ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nên biết một số biện pháp khắc phục tình trạng táo bón, tránh để tình trạng táo bón trở nên trầm trọng thêm. Những điều bà bầu có thể làm để tránh bị táo bón bao gồm:

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, chia thành nhiều bữa trong ngày. Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây (những loại có nhiều sorbitol như táo, mơ, nho, đào, lê, mận, mâm xôi và dâu tây), rau và đậu.
Chế độ ăn giàu chất xơ cho bà bầu bị táo bón
Chế độ ăn giàu chất xơ cho bà bầu bị táo bón
  • Giữ đủ nước bằng cách uống nhiều nước, nước ép hoa quả đặc biệt là nước ép mận.
  • Tập thể dục thường xuyên, tham gia các bài tập nhẹ nhàng, yoga để cải thiện độ săn chắc của cơ và giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Hãy tạo thói quen đi tiêu thường xuyên cho bản thân, đặc biệt là đi tiêu vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng 30 phút.
  • Nếu bạn bị táo bón do bổ sung sắt, hãy thử đổi sang loại khác phù hợp hơn. Sắt dạng hữu cơ được nghiên cứu là sử dụng cho bà bầu giúp hạn chế được tình trạng táo bón xảy ra hơn so với sắt vô cơ.
  • Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng, chỉ sử dụng khi các biện pháp khác không đem lại hiệu quả. Bởi có những loại thuốc nhuận tràng có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung cùng với co bóp ruột. Nói chung, phụ nữ mang thai muốn sử dụng bất kỳ thuốc gì cần có chỉ định của bác sĩ.

==>> Xem thêm: [Giải đáp] Bà bầu táo bón nên ăn gì vừa an toàn mà nhanh khỏi?

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng đến con chỉ khi tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày. Dù nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu có là gì đi chăng nữa thì cách phòng ngừa và cải thiện tốt nhất vẫn là uống thật nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ,….. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi sẽ đem đến những thông tin hữu ích, giúp các chị em phụ nữ đang mang thai giải đáp được câu hỏi “Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ qua tổng đài 1800 9229 miễn phí cước để được giải đáp.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Chuyên gia của clevelandclinic, Pregnancy Constipation, clevelandclinic, đăng ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.

2. Tác giả: Annamarya Scaccia, 5 Safe Remedies for Constipation in Pregnancy, healthline đăng ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sản phẩm liên quan

Được xếp hạng 4.70 5 sao
(10 đánh giá) 145,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Lọ 60 viên nang
Thêm vào giỏ hàng
Được xếp hạng 5.00 5 sao
(12 đánh giá) 48,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Dịch chiết lỏngQuy cách đóng gói: Lọ 125ml.
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ ETDO

Được xếp hạng 4.93 5 sao
(14 đánh giá) 150,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nang mềm Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ngủ Ngon ANQ

Được xếp hạng 4.60 5 sao
(10 đánh giá) 250,000 VNĐ
Số lượng
Dạng bào chế:Viên nangQuy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Thêm vào giỏ hàng